-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Vươn ra toàn cầu là điều được nhắc nhiều trong ĐHĐCĐ thường niên các năm qua |
Sáng ngày 12/4, CTCP Masan High-Tech Materials (mã MSR - UPCoM) tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 tại Hà Nội với sự tham gia của các cổ đông đại diện cho 96,55% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Năm 2020 đánh dấu bước phát triển chiến lược, không chỉ đổi tên từ Masan Resource thành Masan High-Tech Materials mà còn chuyển từ công ty khai thác khoáng sản sang nhà sản xuất vật liệu công nghệ cao.
Dự kiến không chia cổ tức
Doanh thu thuần của công ty đạt 7.291 tỷ đồng tăng 55% so với cùng kỳ năm 2019 nhờ việc hợp nhất mảng kinh doanh của H.C Starck Tungsten Powders - một công sản xuất bột vonfram có lịch sử hoạt động hơn 100 năm (từ tháng 6/2020). Điều này đã bù lại một phần cho giá thực bán thấp hơn bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 toàn cầu đối với thị trường các sản phẩm của công ty. Doanh thu sản phẩm đồng đã tăng so với năm trước nhờ việc được cấp phép xuất khẩu tinh quặng đồng sản xuất trong năm 2018 và 2019 mặc dù giá bán không như kỳ vọng do ảnh hưởng của đại dịch tại thời điểm vận chuyển và bán hàng.
Biên lợi nhuận gộp giảm cùng nhiều khoản chi phí gia tăng đã khiến lợi nhuận sau thuế hợp nhất của cổ đông công ty mẹ năm 2020 đạt gần 39,2 tỷ đồng, chỉ tương đương 11% kết quả năm trước.
Masan High-Tech Materials dự kiến không chia cổ tức trong năm nay. Theo phương án phân phối lợi nhuận, toàn bộ gần 2.767 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến 31/12/2020 sẽ được giữ lại. Phát biểu tại Đại hội, ông Danny Le - Chủ tịch HĐQT Masan High-Tech Materials cho rằng ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cũng như giai đoạn đầu của khoản đầu tư vào H.C Starck khiến kết quả kinh doanh năm 2020 vẫn chưa phản ánh hết tiềm năng. Tuy vậy, ông tin rằng các cổ đông sẽ thấy kết quả trong năm nay.
Theo kế hoạch trình cổ đông, công ty đề ra hai kịch bản kinh doanh trong năm 2021, trong đó phương án cao hơn đặt mục tiêu 12.500 tỷ đồng doanh thu thuần và 400 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất cho cổ đông công ty mẹ. Ở kịch bản thấp hơn, kế hoạch kinh doanh của Masan High-Tech Materials là 11.500 tỷ đồng doanh thu và 200 tỷ đồng lợi nhuận.
Cũng tại kỳ họp này, HĐQT trình cổ đông thông qua phương án chào bán riêng lẻ cổ phần mới với tỷ lệ chào bán tối đa 35% tổng số cổ phần sau phát hành. cổ phần được chào bán cho không quá 99 nhà đầu tư chiến lược và/hoặc nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Cùng đó, công ty cũng trình cổ đông phê duyệt tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài ở mức 49% thay vì mức hơn 24% hiện tại.
Giá phát hành cho đợt chào bán riêng lẻ chưa được công ty nêu nhắc đến. Số tiền huy động được xác định sẽ sử dụng để phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh và bổ sung vốn lưu động, đầu tư góp vốn vào các công ty con, nâng cao năng lực tài chính, quy mô hoạt động và khả năng cạnh tranh hay cho các hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp, tăng tỷ lệ sở hữu tại các công ty con.Trước đó, vào tháng 10/2020, Masan High-Tech Materials đã ký hợp đồng quyền chọn bán với Mitsubishi Material Corporation (MMC) để phát hành 109,9 triệu cổ phiếu phổ thông cho tổng khoản thanh toán là 2.094,33 tỷ đồng. Vốn điều lệ của công ty qua đó tăng lên 10.991,6 tỷ đồng.
MMC hiện là cổ đông lớn thứ hai trong cơ cấu cổ đông, chỉ sau CTCP Tầm nhìn Ma San (86,39%). Trong danh sách ứng viên HĐQT bầu vào nhiệm kỳ mới, MMC cũng góp 1 nhân sự là ông Akira Osada - Tổng giám đốc Metal working Solutions Company, MMC cũng là đại diện Hiệp hội bột kim loại và luyện kim bột. Số lượng nhân sự HĐQT trong nhiệm kỳ 2021-2026 là 5 thành viên. Ngoài đại diện MMC, bốn ứng viên khác gồm ông Danny Le, ông Nguyễn Thiều Nam, ông Craig Richard Bradshaw và bà Nguyễn Thu Hiền.
4 cột mốc lớn trong năm 2020
Báo cáo tại đại hội, ông Craig Richard Bradshaw - Tổng giám đốc Masan High-Tech Materials (MHT) cho biết có bốn cột mốc chính mà MHT đạt được trong năm qua trên hành trình phát triển chiến lược. Đầu tiên là việc công ty có thể mở rộng danh mục sản phẩm sang bột vonfram và hoá chất chuyên dụng nhờ mua lại HC Starck. Việc đầu tư vào HC Starck còn giúp công ty sở hữu Chemilytics - đơn vị đi đầu nghiên cứu hoá vô cơ với năng lực hoá phân tích mạnh như đo được 1/1000 tạp chất vô cơ, cung cấp giải pháp cho khách hàng hay có hướng nghiên cứu vào pin tái sử dụng mà Tesla cũng đang đầu tư cho các đơn vị nghiên cứu tại Đức...
Cột mốc thứ hai là công ty đã thực hiện chuyển đổi kinh doanh, từ đó giúp thị phần của công ty vẫn tăng ở từng sản phẩm vonfram dù thị trường thu hẹp. Riêng oxit vonfram, thị phần xuất khẩu của công ty tăng từ 30% lên 39% và giữ vị trí nhà cung cấp vonfram lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc.
"GDP tại 60% thị trường của công ty tăng trưởng âm. Đại dịch Covid-19 đã khiến biên giới các quốc gia phải đóng, nhiều nhà máy phải đóng cửa, phá sản. Với MHT, đây cũng là cơ hội tôi luyện mình tốt hơn, có con người tốt hơn, vận hành tinh gọn hơn", tổng giám đốc công ty cho hay. Năm vừa qua, MHT mở rộng nguồn tài nguyên mỏ Núi Pháo, kéo dài vòng đời mỏ thêm 4 năm. Doanh thu bismut tăng đáng kể. Công ty cũng tối ưu hoá chi phí qua đó cắt giảm được 13 triệu USD trong khi thị trường bị thu hẹp.
Thứ ba, MHT đang chuẩn bị cho dự án nhà máy tinh luyện kim loại màu, dự kiến có thể tiến hành xây dựng và chạy thử nhà máy từ tháng 8/2021- tháng 1/2023, theo lộ trình đề ra hiện tại.
Một cột mốc nữa thực hiện được trong năm 2020 là việc hợp tác với MMC - công ty cốt lõi của Tập đoàn Mitsubishi Nhật Bản chuyên sản xuất vật liệu tích hợp, cung cấp các vật liệu cơ bản. Ngoài câu chuyện góp vốn đầu tư, theo ông Craig Richard Bradshaw, điều quan trọng là tổ chức này đã coi MHT là một đối tác chia sẻ tầm nhìn.
Vị CEO này cũng nhấn mạnh mỗi quyết định thực hiện hôm nay đều cần trả lời câu hỏi có giúp MHT mạnh mẽ hơn, thêm lợi nhuận, thêm thị phần trong tương lai hay không. Một mục tiêu lần đầu được lãnh đạo MHT nhắc đến tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên lần này là đưa vốn hoá thị trường lên mức 5 tỷ USD trong 5 năm tới, trong khi mức hiện tại là gần 1,1 tỷ USD. Mục tiêu này cũng mới được đặt ra sau thương vụ sáp nhập HC Stack. Vị CEO đánh giá mục tiêu trên là khả thi dựa trên cơ hội thị trường hiện có và năng lực của công ty.
Cần 120 triệu USD để đầu tư dự án Nhà máy tinh luyện kim loại màu
Trả lời câu hỏi của cổ đông tại phiên thảo luận về kế hoạch đầu tư tìm kiếm các mỏ mới, ông Craig Richard Bradshaw cho biết ngay thời điểm này chưa nhưng cũng bỏ ngỏ về câu chuyện tương lai. MHT định hướng là nhà sản xuất vonfram hàng đầu. Cũng đã có những đề nghị từ các nhà phát kiến trên thế giới đã tìm đến công ty.
Một khoản đầu tư xây dựng lớn mà MHT tiếp tục thực hiện trong năm 2021 là dự án Nhà máy tinh luyện kim loại màu. Đầu tư vào nhà máy chế biến có thể giúp công ty tiết kiệm tiền thuế suất xuất khẩu vốn rất cao khi áp dụng với khoáng sản thô này.
CEO công ty cho biết sản phẩm của nhà máy này là tấm đồng với 99% là đồng tinh luyện, vàng tinh luyện tỷ lệ 92-96%. Ngoài ra còn có axit sunfuaric sử dụng nội bộ trong nhà máy hoặc có thể cung cấp thêm cho doanh nghiệp sản xuất trong nước vẫn đang nhập khẩu hoá chất này từ nước ngoài.
Theo báo cáo của lãnh đạo công ty, dự án hiện đã hoàn thành công tác thiết kế cơ sở, thí nghiệm địa kỹ thuật, nghiên cứ tiền khả thi và khả thi, chọn nhà thầu thiết kế chi tiết. Các hoạt động phê duyệt pháp lý, thiết kế chi tiết dự kiến hoàn tất vào tháng 8 tới. Việc bồi thường đất, cấp vốn dự án và mua sắm thiết bị sẽ được thực hiện phụ thuộc vào các phê duyệt pháp lý, dự kiến xong trước tháng 9/2021 để kịp thời gian tiến hành xây dựng.
Theo ông Stuart James Well - Giám đốc tài chính của công ty, chi phí đầu tư CAPEX cho dự án này là 120 triệu USD (tương đương 2.800 tỷ đồng - PV). Trong đó, nguồn vốn dự án lấy từ vốn tự có (30%) và vay nợ (70%).
Một năm sau sáp nhập HC Stacks và vị thế người thay đổi cuộc chơi
Chia sẻ thêm về những thay đổi tại MHT sau một năm sáp nhập HC Starck, ông Craig Richard Bradshaw cho biết số lượng khách hàng hiện có đã tăng lên nhờ sản phẩm của công ty đã nhiều hơn và khách hàng tin cậy khi công ty mang đến giải pháp vượt trội hơn các đối thủ.
"Từ 5 sản phẩm, MHT đang cung cấp 170 sản phẩm phục vụ khách hàng với cơ sở 2.500 khách hàng trên toàn cầu. Cơ hội thị trường cũng đã tăng lên 5-6 tỷ USD", vị CEO này nêu.
Theo ông, lợi thế của MHT từ nguồn cung bền vững, giá hợp lý, khả năng phục vụ khách hàng tốt hơn khi giải pháp thực sự mang lại hiệu quả kinh doanh mà các đối thủ không làm được.
Cùng đó, hai bên có thể tận dụng các dây chuyển chưa hoạt động hết công suất nhằm tối ưu hoá chéo giữa các thiết bị. Khi tìm được điểm cân bằng vận hành hiệu quả, công ty có thể nắm bắt được nhiều cơ hội kinh doanh.
"Đây là vòng tròn hiệu quả từ trong nội bộ, tạo ra sự hỗ trợ giữa các bên, giúp tối ưu hoá chi phí và mở rộng tệp khách hàng, cải thiện biên lợi nhuận. Sau sáp nhập, chúng ta đang ở vị thế có được năng lực thay đổi cuộc chơi hoàn toàn", tổng giám đốc MHT nhấn mạnh.
Hai bên cũng tập trung vào quy trình tái chế. Việc mua lại HC Starck trong năm 2020 đã giúp công ty tăng đáng kể sản lượng vật liệu tái chế trong tổng danh mục hàng hóa, trong đó trên 40% sản phẩm Vonfram hiện có nguồn gốc từ nguồn tái chế.
Ông Craig Richard Bradshaw cho rằng việc áp dụng quy trình tái chế bên cạnh xuất phát từ mong muốn bảo vệ môi trường, còn là một năng lực để cạnh tranh. Khi tài nguyên thiên nhiên ưu đãi là hữu hạn, biến rác thành sản phẩm mới giúp giảm thiểu nguồn tài nguyên sử dụng. Tái chế là phần cốt lõi trong mô hình phát triển bền vững của công ty.
Có lợi nhuận trong quý I/2021, phấn đấu đưa tỷ lệ nợ/EBITDA về 2,7 lần
Trả lời câu hỏi của cổ đông về kết quả kinh doanh quý I/2021, Giám đốc tài chính Stuart James Well cho biết doanh thu quý vừa qua đạt hơn 23% kế hoạch cả năm. Con số này cao hơn chỉ tiêu được giao cho quý I. Hiện MHT chưa chốt sổ nhưng ông cho biết MHT đã có lợi nhuận trong quý I.
Tháng 3 vừa qua là khoảng thời gian MHT phải ngưng sản xuất khá lâu để bảo trì nhà máy. Tổng giám đốc công ty cho biết MHT đã tái cơ cấu nhà máy hướng đến mô hình bền vững mới. Quý vừa qua, công ty đạt được chỉ tiêu về vận hành, thu hồi vonfram, đi đúng tiến độ để đạt chỉ tiêu trong năm của nhà máy. Thời gian hiện nay, công ty chạy khá cao công suất để phục vụ nhu cầu khách hàng. Nhà máy đang bận rộn để sản xuất kịp đơn hàng với tinh thần cắt giảm chi phí, tối ưu hoá lợi nhuận.
Về tình hình tài chính, theo giám đốc tài chính của công ty, mục tiêu mà MHT đặt ra là tỷ lệ nợ/EBITDA hướng đến 2,7 lần. Đến cuối năm, công ty có thể đạt được tỷ lệ 3,7 lần, vẫn còn khoảng cách khá xa so với mục tiêu. Dù vậy, công ty sẽ có nhiều hướng đến giảm xuống tỷ lệ mục tiêu. Một trong các giải pháp được Chủ tịch HĐQT đề cập là phương án phát hành riêng lẻ, có thể giúp bảng cân đối kế toán lành mạnh hơn.
Tại đại hội, các cổ đông thông qua toàn bộ tờ trình với tỷ lệ tán thành đều ít nhất trên 99,9%. Nhân sự nhiệm kỳ mới của HĐQT và Ban kiểm soát đã được phê duyệt. 5 ứng viên đều được bầu vào HĐQT.
-
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025