
-
PV GAS có 101 sáng kiến với hiệu quả kinh tế mang lại là 318 tỷ đồng
-
Vietnam Airlines tăng cường thêm 2 tàu bay Airbus A320 để phục vụ hè 2025
-
Doanh nghiệp nhỏ còn dè dặt trước Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS
-
Sau sáp nhập, Đà Nẵng có hơn 53.000 doanh nghiệp hoạt động
-
EU tăng điều tra chống lẩn tránh thuế với hàng hóa nhập khẩu -
Hội chợ TUTTOFOOD MILANO 2026: Mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường Thực phẩm và Đồ uống tại châu Âu
![]() |
Lễ ký kết hợp tác 4 bên |
Cụ thể, Mavin đã ký kết biên bản ghi nhớ với Công ty Vitafort Agro Asia (Hungary) – VAA. Theo đó, hai bên sẽ phối hợp thành lập Trung tâm Chọn tạo và Phát triển giống cá chép chất lượng cao ở Việt Nam phục vụ nhu cầu trong nước và khu vực Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, Mavin và VAA cũng sẽ hợp tác nghiên cứu phát triển và ứng dụng mô hình công nghệ nuôi trồng thủy sản bền vững CIE (Combine Intensive and Extensive) và hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản (phát triển công thức, công nghệ sản xuất thức ăn thủy sản).
Mavin, VAA cũng đã cùng nhau ký kết Biên bản ghi nhớ 4 bên với Viện nuôi trồng thủy sản Hungary (HAKI), Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 Việt Nam (RIA1) nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu phát triển và mở rộng cơ hội kinh doanh trong khu vực.
Theo nội dung hợp tác, HAKI và RIA1 dựa trên cơ sở vật chất được nhà nước đầu tư sẽ chịu trách nhiệm tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu nhằm nâng cao chất lượng di truyền cá chép, phát triển công nghệ nuôi trồng, cung cấp dịch vụ đào tạo và khuyến nông cho nông dân.
Trong khi đó, Mavin và VAA chịu trách nhiệm trong khâu sản xuất ở quy mô lớn cung cấp giống cho nông dân, khai thác và phát triển các cơ hội kinh doanh tại Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
HAKI và RIA1 đã hợp tác trong dự án cải thiện nguồn gen cá chép từ năm 1960, đã và đang góp phần quan trọng trong việc tăng hiệu quả sản xuất và cải thiện chất lượng cá ở cả hai nước Việt Nam và Hungary.
Trong khi đó, Mavin và VAA đều là những công ty có lợi thế về sở hữu chuỗi giá trị “Từ nông trại tới bàn ăn” trong lĩnh vực thủy sản và đều có liên kết chặt chẽ trong lĩnh vực R&D với các tổ chức khoa học, các viện nghiên cứu, trường Đại học.
VAA hiện cũng đã xây dựng 1 Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản tại Lào, là một lợi thế để các bên có thể kết hợp chặt chẽ trong việc phát triển chuỗi giá trị bền vững tại khu vực Đông Nam Á.
Cá chép là đối tượng nuôi phổ biến, có giá trị kinh tế cao đang được nuôi rộng rãi tại Việt Nam và các nước Châu Á.
Việc tham gia của các Viện nghiên cứu và Doanh nghiệp sẽ có ý nghĩa đóng góp các nguồn lực cần thiết để phát triển ngành sản xuất cá chép, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và an toàn thực phẩm, cũng như sử dụng có trách nhiệm nguồn thủy sản nước ngọt và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

-
EU tăng điều tra chống lẩn tránh thuế với hàng hóa nhập khẩu -
Hội chợ TUTTOFOOD MILANO 2026: Mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường Thực phẩm và Đồ uống tại châu Âu -
Hải quan - doanh nghiệp Lạng Sơn "bắt tay" triển khai các giải pháp tăng tốc thông quan -
Đảng bộ Vinataba hoàn thành xuất sắc 5/5 chỉ tiêu Nghị quyết đề ra -
Lãnh đạo Cần Thơ cam kết tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hoạt động -
Thúc đẩy đàm phán loạt FTA mới với Trung Đông, châu Phi -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 23/7/2025
-
“Ký ức những huyền thoại” - Giai điệu tri ân từ trái tim Tổ quốc
-
Bridgestone ra mắt dòng lốp cao cấp TURANZA 6-Lái êm đầm đẳng cấp
-
Mở tài khoản doanh nghiệp online với VietinBank eFAST
-
PVOIL thí điểm bán xăng sinh học E10 RON95
-
Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và Bệnh viện Quân y 175 ký kết hợp tác chuyên môn
-
SeABank năm thứ 4 liên tiếp được vinh danh trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới”