-
Cần thiết sửa đổi Luật An toàn thực phẩm -
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam -
Bản đồ Cơ sở phòng bệnh dại tiêu chuẩn ABI: Công cụ hỗ trợ phòng chống bệnh dại -
“Vượt sóng, vươn khơi” đưa thực phẩm chức năng “made in Vietnam” ra thế giới -
Xử phạt các cơ sở thực phẩm chức năng vi phạm số tiền hơn 12 tỷ đồng -
Hàng bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh bị dừng hoạt động vì vi phạm an toàn thực phẩm
Thừa cân, béo phì do lạm dụng đồ uống có ga, nước ngọt, thức ăn nhanh đang là thực trạng đáng báo động ở trẻ em Việt Nam. (Ảnh minh họa) |
Nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Nhiều phụ huynh có xu hướng “tẩm bổ” quá đà cho trẻ trong thời gian giãn cách ở nhà, cho trẻ ăn chế độ thừa đạm, thừa béo, lạm dụng các loại nước ngọt, nước có ga, nhưng thiếu xơ và vitamin khiến trẻ có xu hướng thừa cân, béo phì.
Một phụ huynh ở Hà Đông (Hà Nội) cho biết, con trai chị đã tăng gần 5 kg trong thời gian 2 tháng nghỉ học ở nhà do dịch. “Con ở nhà nhiều nên ngoài bữa chính, con còn ăn vặt thêm chè, bánh kẹo, nước ngọt, khoai tây chiên, pizza… khá nhiều do bản thân tôi và ông bà đôi khi tặc lưỡi chiều theo sở thích của con”, phụ huynh này chia sẻ.
TS. Cao Thị Hậu, nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng) cho hay, người dân nên tăng cường hệ miễn dịch, sự ngon miệng và giúp phát triển cơ xương bằng các thực phẩm như trái cây tươi, sữa chua, hành, tỏi, bông cải xanh, cà chua, rau gia vị (tía tô, kinh giới, thì là).
Đồng thời, hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn nhanh, đồ chiên rán, nhiều chất béo như gà rán, khoai tây chiên, thịt mỡ, xúc xích, đồ hộp, lạp xưởng vì vừa khó tiêu, vừa nhiều năng lượng đòi hỏi phải cung cấp nhiều nước hơn để chuyển hóa; hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, kể cả kem (để tránh viêm đường hô hấp), bánh, sữa đặc có đường; hạn chế ăn thức ăn để đông lạnh.
Thừa cân, béo phì do lạm dụng đồ uống có ga, nước ngọt, thức ăn nhanh đang là thực trạng đáng báo động ở trẻ em Việt Nam. Cuộc điều tra do Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế cho thấy, số trẻ thừa cân, béo phì tại Việt Nam tăng hơn 2 lần trong 10 năm qua, đặc biệt tại thành thị.
Nguy hiểm hơn, trẻ thừa cân, nhưng không phải đã đủ chất. Khảo sát của Viện Dinh dưỡng cũng cho thấy, trẻ thành thị thừa 200% đạm, 130% béo, nhưng lại thiếu vitamin, thiếu vận động. PGS-TS. Bùi Thị Nhung, Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, trẻ em khi đã béo phì sẽ khó khắc phục, không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình, khiến trẻ tự ti, ảnh hưởng tâm sinh lý, kết quả học tập, mà còn gây những hậu quả xấu đến sức khỏe.
Trẻ béo phì dễ bị rối loạn mỡ máu, rối loạn đường máu, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, ảnh hưởng đến hệ xương, đặc biệt những trẻ béo phì nặng, ngoài ra còn tăng nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm khi trưởng thành như tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ.
Không chỉ con trẻ, mà hiện nay thói quen lạm dụng các loại nước ngọt cũng có ở nhiều người lớn để giải khát tức thời, tạo cảm giác no lâu, chống lại cơn đói, mệt khi nắng nóng. Đưa ra minh chứng về nguy hại của thói quen lạm dụng nước ngọt của nhiều người, bác sỹ Bùi Thanh Phúc, khoa phẫu thuật cấp cứu tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho hay, vừa qua cơ sở tiếp nhận bệnh nhân N.T.S (22 tuổi), trú tại Hải Dương, nhập viện trong tình trạng cơ thể có khối u to chèn ép và xâm lấn vào các cơ quan nội tạng như tụy, lách, động mạch chủ bụng. Nếu không phẫu thuật sớm, bệnh nhân sẽ đối mặt với nguy cơ như chảy máu trong, tổn thương nội tạng, tăng huyết áp.
“Trước đó, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt và có xu hướng lạm dụng loại đồ uống này. Việc uống nước ngọt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra u thượng thận ở bệnh nhân”, bác sỹ Phúc cho hay.
Theo đại diện Viện Dinh dưỡng, đồ uống có đường có thể mang lại cảm giác sảng khoái, ngon miệng, ăn được nhiều hơn đồ chiên, nướng. Tuy nhiên, nhiều báo cáo cho thấy, sử dụng đồ uống có cồn sẽ thừa năng lượng dẫn đến tích lũy mỡ, rối loạn chuyển hóa, là nguy cơ cho các bệnh không lây nhiễm như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, loãng xương... Hoặc có thể gây những biến chứng nặng về bệnh tim mạch và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay (chiếm tới 33% trên tổng số 73% nguyên nhân tử vong hàng năm).
Theo nghiên cứu của Trường Y tế cộng đồng Harvard TH Chan (Mỹ), những người thường xuyên uống 1 - 2 lon nước ngọt có ga/ngày tăng 35% nguy cơ đau tim, tăng 16% nguy cơ đột quỵ và tăng 26% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 so với những người không uống.
Giải pháp nào hạn chế?
Ông Trương Đình Bắc, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tại Việt Nam, trung bình một người tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do/ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa (50g/ngày) và cao gần gấp đôi so với mức tiêu thụ dưới 25g/ngày theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Điều tra về mức sống của hộ gia đình Việt Nam cho thấy, 62,86% số hộ gia đình có tiêu dùng nước giải khát. Riêng với trẻ em, theo kết quả điều tra toàn cầu về sức khỏe học sinh vừa qua, tỷ lệ học sinh Việt Nam thường xuyên sử dụng nước ngọt, đồ uống có ga trong 30 ngày của lứa tuổi 13-17 tuổi trung bình là 31,1%.
Để hạn chế hệ lụy cho sức khỏe người dùng, theo ông Bắc, WHO khuyến cáo lượng đường tự do trong chế độ ăn của mỗi người chỉ không quá 10% và nên giảm xuống dưới 5% năng lượng trong một ngày, để có các lợi ích tăng thêm về sức khỏe.
Các chuyên gia của WHO cũng khuyến cáo hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường bằng cách yêu cầu doanh nghiệp dán nhãn cảnh báo về việc có thể gây hại cho sức khỏe trên sản phẩm. Bên cạnh đó, cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường để hạn chế tiêu thụ, hạn chế quảng cáo đồ uống có đường.
TS.Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khẳng định, các phương tiện truyền thông cần tăng cường tuyên truyền nhằm giáo dục nâng cao nhận thức về ảnh hưởng có hại của việc tiêu thụ đồ uống có đường, giúp thay đổi thói quen tiêu thụ quá nhiều đồ uống có đường của một bộ phận người dân hiện nay.
-
Cần thiết sửa đổi Luật An toàn thực phẩm -
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam -
Bản đồ Cơ sở phòng bệnh dại tiêu chuẩn ABI: Công cụ hỗ trợ phòng chống bệnh dại -
Hồi sinh sự sống cho nhiều bệnh nhân từ tạng hiến của người cho chết não -
Giảm ngộ độc thực phẩm tập thể, cách nào? -
Tăng quyền lợi cho bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo -
“Vượt sóng, vươn khơi” đưa thực phẩm chức năng “made in Vietnam” ra thế giới
-
1 TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển -
3 Lãi suất dự báo đi ngang trong năm 2025 -
4 Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/1
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững