Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Mekong Bank đã “chốt” phương án sáp nhập
PV - 16/04/2014 12:54
 
ĐHCĐ của Ngân hàng Phát triển MeKong (MDB) đã thông qua chủ trương sáp nhập.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Hậu đổi tên, VietCapitalBank lại tính chuyện sáp nhập
PG Bank sáp nhập VietinBank: Petrolimex né thoái vốn?
Maritime Bank sẽ sáp nhập Ngân hàng Phát triển Mekong
  Mekong Bank đã “chốt” phương án sáp nhập  
  Cổ đông MDB đã ủy quyền cho HĐQT thực hiện đề án sáp nhập   

Nguồn tin từ MDB cho biết, Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) của ngân hàng này ngày 15/4 vừa qua đã thông qua chủ trương sáp nhập. 

Theo đó, cổ đông đã nhất trí  ủy quyền cho HĐQT chủ động phê duyệt, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các nội dung tại đề án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập, điều lệ ngân hàng sau sáp nhập và các tài liệu hồ sơ có liên quan khác theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước.

Trước khi MDB tổ chức ĐHCĐ, nhiều nguồn tin đã khẳng định, MDB sẽ sáp nhập với Maritime Bank (MSB). Hiện MSB sở hữu  lượng cổ phần lớn tại MDB.

Tại ĐHCĐ vừa qua của, cổ đông của MDB cũng đã nhất trí bầu bổ sung hai thành viên vào HĐQT. Đó là ông Lê Đình Ngọc - Chủ tịch HĐQT CTCK Maritime Bank và ông Chu Đức Tuấn, Trưởng ban Quản lý vốn đầu tư, Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam (V.I.D Group). Tập đoàn này có mối liên hệ mật thiết với Maritime Bank.

Maritimebank hiện nắm tỷ lệ 10,16% cổ phần Mekong Bank; Công ty TNHH Đầu tư Phúc Tiến giữ 10%; CTCK Maritime Bank giữ 7,39%; CTCP Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán An Phúc nắm 13,34% và cổ đông lớn nhất của MeKong Bank là đối tác chiến lược nước ngoài Fullerton Financial Holdings (FFH) nắm giữ 20%.

Mục tiêu MDB đặt ra trong năm 2014 khá khiêm tốn: tổng tài sản đạt 9.800 tỷ đồng;dư nợ đạt 6.300 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 222 tỷ đồng; tỷ lệ cổ tức 3,5%.

Cuối tuần này (19/4), MSB sẽ tổ chức ĐHCĐ. Sáp nhập là một trong những nội dung chính được trình cổ đông thông qua.

Chỉ nên “ôm” ngân hàng yếu tạm thời Chỉ nên “ôm” ngân hàng yếu tạm thời

(Baodautu.vn) Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn, TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng, việc một loạt ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh tham gia thâu tóm ngân hàng yếu có thể làm suy yếu sức cạnh tranh của cả hệ thống ngân hàng.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư