
-
Cảnh báo bùng phát các bệnh vốn có thể phòng ngừa bằng vắc-xin
-
Đề xuất bán thuốc kê đơn online - số hóa hoạt động bán thuốc kê đơn
-
Người Việt chi khám chữa bệnh do thuốc lá nhiều gấp 5 lần thuế thu từ thuốc lá
-
Nhức nhối thuốc giả, sữa giả
-
Bổ sung nguồn vốn ngân sách triển khai mua sắm thiết bị y tế cho Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 -
Kết nối VNeID giúp người dân an tâm mua thuốc: Hơn 100.000 lượt truy cập chỉ sau hơn 3 tháng
Mong muốn sở hữu thân hình thon gọn đón Tết, chị T.H (35 tuổi) đã tìm kiếm các phương pháp giảm cân trên mạng. Sau khi lướt qua nhiều quảng cáo, chị bị ấn tượng với loại sô cô la giảm cân, được giới thiệu với những lời quảng cáo “béo, mỡ bay màu dễ dàng như ăn kẹo chỉ với vài viên mỗi ngày, không cần ăn kiêng hay tập thể dục”.
![]() |
Ảnh minh họa |
Các công dụng của loại kẹo này được liệt kê rất hấp dẫn, như ngăn ngừa mỡ thừa, giảm cảm giác thèm ăn, thúc đẩy đốt cháy mỡ, giảm căng thẳng và stress, hỗ trợ làm trắng da, cho da mịn màng…
“Loại sô cô la này có xuất xứ từ nước ngoài, được quảng cáo giảm tới 7 kg sau 2-3 tuần sử dụng. Thế nên tôi đã mua 2 hộp, mỗi hộp giá gần 600.000 đồng. Sô cô la này được đóng gói 1 túi 40 viên, có mùi thơm của cacao,” chị H. chia sẻ.
Trong 10 ngày đầu, chị dùng 2 viên mỗi ngày để “tấn công” mỡ, sau đó giảm xuống còn 1 viên mỗi ngày vào buổi sáng để thay bữa ăn thường ngày. Tuy nhiên, chỉ sau khoảng 1 tuần sử dụng, chị không còn cảm giác đói nhưng lại thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó thở, và tim đập nhanh.
Cũng giống như chị H., chị L.N tham gia vào một hội nhóm giảm cân trên mạng, nơi nhiều người ca ngợi loại kẹo dứa giảm cân cấp tốc, cam kết giảm 2-3 kg trong vòng 7 ngày mà không gây mệt mỏi hay mất nước. Chị đã quyết định thử mua một gói với giá hơn 200.000 đồng.
“Ăn hết một gói, cân nặng của tôi không giảm mà còn tăng thêm 3 kg. Không chỉ vậy, tôi còn bị mất ngủ,” chị N. cho biết.
Một người bạn của chị Ngọc cũng sử dụng loại kẹo dứa này và luôn cảm thấy khát nước, dù uống nhiều nước vẫn không thấy thỏa mãn. Cùng với đó là cảm giác mệt mỏi, lờ đờ và mất sức do không muốn ăn cơm.
Sau khi đọc thông tin về hàng loạt thực phẩm giảm cân chứa chất cấm, chị Hà và chị Ngọc đều lo ngại và quyết định đến Trung tâm Giảm cân Tâm Anh để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe.
Tiến sỹ, bác sỹ Lâm Văn Hoàng, Giám đốc Trung tâm Giảm cân Tâm Anh cho biết, rất nhiều người sử dụng các sản phẩm giảm cân “thần tốc”, không rõ nguồn gốc, được quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội, đặc biệt là vào dịp trước và sau Tết.
Điều đáng chú ý là việc sử dụng các sản phẩm này thường không có sự tư vấn của các chuyên gia, bác sỹ, dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường. Các sản phẩm giảm cân này có nguy cơ hủy hoại sức khỏe, gây mất nước, suy dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.
Theo các bác sỹ, hiện tại Bộ Y tế chỉ công nhận 2 loại thuốc giảm cân (thuốc uống và thuốc tiêm) đã được chứng minh hiệu quả và an toàn. Các sản phẩm khác chưa được Bộ Y tế cấp phép, thậm chí một số sản phẩm đã bị phát hiện chứa chất cấm.
Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cũng đã cảnh báo về các loại kẹo như Hamer Candies, Coco Curv, Choco Fit, Kimiso Dark Chocolate và một số loại bột giảm cân như Nutriline Thinsline, Nutriline Cleansline, Wholly Fitz… chứa các tân dược cấm sử dụng, như N-desmethyl tadalafil, sibutramine và sennoside. Một loại kẹo dứa cũng bị cấm do chứa hai loại độc tố sibutramine và phenolphthalein.
Các chất độc hại như sibutramine và phenolphthalein có thể ức chế khả năng hấp thụ dinh dưỡng và kích thích quá trình tiêu hóa, nhưng lại không cho phép cơ thể hấp thụ đủ dinh dưỡng cần thiết.
Sử dụng các chất này liên tục sẽ gây suy nhược cơ thể, thiếu hụt vi chất và năng lượng, đồng thời gây mất nước nghiêm trọng và rối loạn quá trình chuyển hóa. Hơn nữa, đây là hai chất bị cấm: sibutramine có thể gây rối loạn tim mạch và phenolphthalein có thể gây ung thư.
Bác sỹ khuyến cáo người dân không nên sử dụng các sản phẩm không được Bộ Y tế cấp phép, tránh rủi ro gặp phải những biến chứng về sức khỏe trước khi đạt được hiệu quả giảm cân.
Vì vậy, những người thừa cân, béo phì cần được thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân tăng cân, từ đó có liệu trình điều trị phù hợp và hiệu quả.
-
Nguy cơ quá tải bệnh viện, giảm chất lượng điều trị do ô nhiễm không khí
-
Tin mới y tế ngày 25/4: Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm thay đổi và lo ngại từ chuyên gia
-
Cảnh báo bùng phát các bệnh vốn có thể phòng ngừa bằng vắc-xin
-
Tin mới y tế ngày 25/4: Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm thay đổi và lo ngại từ chuyên gia
-
Đề xuất bán thuốc kê đơn online - số hóa hoạt động bán thuốc kê đơn -
Tin mới y tế ngày 24/4: Cứu sống nhiều bệnh nhân tim cấp nhờ stent phủ thuốc thế hệ mới -
Cục An toàn thực phẩm chỉ đạo khẩn thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm sữa giả -
Người Việt chi khám chữa bệnh do thuốc lá nhiều gấp 5 lần thuế thu từ thuốc lá -
Tin mới y tế ngày 23/4: Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ cúm mùa -
Nhức nhối thuốc giả, sữa giả -
Bổ sung nguồn vốn ngân sách triển khai mua sắm thiết bị y tế cho Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)