
-
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
![]() |
Ông Nguyễn Minh Hồng - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông |
Khóa đào tạo được tổ chức với mục đích nâng cao năng lực quốc gia về an toàn an ninh thông tin, tăng khả năng phòng chống các nguy cơ tấn công, xâm nhập vào hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia. Ngoài ra, chương trình này cũng nhằm khắc phục các sự cố an toàn thông tin, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền không gian mạng khi cần thiết khi tỷ lệ người sử dụng internet đang ngày càng tăng mạnh.
Theo MIC, cho đến cuối năm 2014, Việt Nam có gần 45 triệu người sử dụng Internet, đạt tỷ lệ trên 49% dân số, cao hơn mức trung bình của thế giới (40,4%) và cao hơn nhiều mức trung bình của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (32,4%).
Theo ông Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, qua khảo sát của Hiệp hội Aan toàn Thông tin Việt Nam, năm 2014 vừa qua, có đến 62% các sự cố an toàn thông tin xảy ra do lỗi nhận thức và năng lực của con người.
Vì vậy, việc đào tạo ngắn hạn đầu tiên thực hiện theo chương trình trong nước, do các chuyên gia trong nước xây dựng và trực tiếp giảng dạy sẽ giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết an toàn thông tin đối với quốc gia nói chung và tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp nói riêng.
Việc đào tạo về an toàn thông tin lần này bao gồm các nội dung bao gồm kiến thức kỹ năng hỗ trợ triển khai an toàn thông tin cũng như giám sát triển khai, cải tiến hệ thống, nâng cao khả năng dự phòng, xử lý, khắc phục các sự cố....
Bên cạnh đó, các tình huống thực tế, phù hợp với hiện trạng của từng đơn vị cũng sẽ được dẫn giải để các học viên có thể nghiên cứu thực hành. Qua đây, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước sẽ nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của an toàn thông tin trong quá trình phát triển chung của doanh nghiệp.
Theo số liệu thống kê của các nhà nghiên cứu mã độc châu Á (AVAR), thiệt hại do mã độc gây ra tại Châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2014 là 230 tỷ USD. Riêng Việt Nam, vấn đề an ninh mạng cũng đang là vấn đề ngày càng nóng lên bởi đã xuất hiện nhiều vụ tấn công của tin tặc vào các website của các tổ chức, doanh nghiệp…
Ngoài ra, việc tấn công tống tiền dữ liệu đã trở thành hiện tượng trong năm 2015. Đây là hình thức tấn công mang lại lợi nhuận cao cho tội phạm mạng.
Mỗi cá nhân, doanh nghiệp khi bị tấn công sẽ bị yêu cầu trả tiền từ vài trăm đến hàng ngàn USD.

-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort