-
Khu công nghiệp Liên Hà Thái (Green iP-1): Từ bước chân đầu tiên đến Giải thưởng Sao Vàng đất Việt -
Top 10 Sao Vàng đất Việt 2024: Cùng Việt Nam vươn cao -
Vietnam Airlines đạt tỷ lệ chuyến bay đúng giờ vượt trội so với toàn ngành -
Sao Vàng đất Việt trở thành biểu tượng thành công của doanh nghiệp -
Những dấu chân khát vọng của Sao Vàng đất Việt -
Cú bắt tay giữa CT Solar Home và các doanh nghiệp quốc tế về phát triển năng lượng mặt trời áp mái
Bình luận về Dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (phiên bản thứ 6), ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đang quan tâm đến quy định về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).
Điều ông quan tâm là SCIC được xác định là gì, là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, như Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp hay các bộ, ngành, địa phương hay là doanh nghiệp.
Sở dĩ phải minh định điều này bởi nếu coi SCIC như các cơ quan hành chính đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước khác sẽ vướng rất lớn cho hoạt động của SCIC - vốn phải hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các luật khác chứ không phải cơ quan hành chính như các bộ, ngành.
Thực tế, ông Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương phân tích, sở hữu nhà nước luôn có đặc tính đại diện, tức không phải ông chủ thực sự mà chỉ là đại diện.
Nếu ở vai cơ quan hành chính, tính đại diện cho Nhà nước - hay nói cách khác vốn nhà nước được giao cho các cơ quan này đại diện sở hữu là nhằm mục đích trao quyền quyết định quản trị vốn.
Còn ở vai doanh nghiệp, vốn nhà nước đã được giao cho doanh nghiệp thì phải trở thành vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ được chủ động sử dụng, quản lý, đầu tư đồng vốn ấy theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp.
Đây là điều ông Phúc muốn nhấn mạnh. Có thể thể thấy rất rõ, SCIC có đặc thù khác với các cơ quan hành chính làm nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước. Vì vậy, vốn nhà nước tại các doanh nghiệp giao cho SCIC phải được ghi nhận là vốn của SCIC, xuất hiện trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp này, là tài sản của doanh nghiệp và doanh nghiệp có quyền định đoạt tài sản ấy.
Không phải đến khi Dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp được đưa ra góp ý, câu chuyện vốn nhà nước hay vốn doanh nghiệp mới dấy lên tranh luận.
Cách đây 5 năm khi Nghị định 10/2019/NĐ-CP về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước được ban hành, quy định SCIC là một cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, như Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp hay các bộ ngành khác, đòi hỏi minh định cho mô hình của SCIC đã được đưa ra.
Ngay thời điểm đó, nhiều ý kiến mong muốn rằng, SCIC được là một doanh nghiệp, vận hành theo cách thức và quy định hoàn toàn khác các cơ quan hành chính. Tuy nhiên, nếu là doanh nghiệp, thì vốn của SCIC đến từ đâu?
Hiện tại, khoản 9 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật 69) quy định: “Vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và vốn do doanh nghiệp huy động”.
Khoản 1 Điều 29 Nghị định số 151/2013/NĐ-CP: “Vốn chủ sở hữu của SCIC bao gồm: “b) Vốn tiếp nhận theo giá trị sổ kế toán từ các công ty theo quy định tại Điều 7 Nghị định này”;
Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 147/2017/NĐ-CP sửa đổi Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 151/2013/NĐ-CP quy định: “Tổng công ty có trách nhiệm phản ánh đầy đủ giá trị vốn nhà nước góp tại các doanh nghiệp đã nhận chuyển giao theo giá trị vốn được xác định tại Biên bản bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước giữa các bên hoặc Biên bản điều chỉnh việc bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước (nếu có)”.
Điểm b Khoản 1 Điều 65 Nghị định số 148/2017/NĐ-CP quy định: “Trong quá trình hoạt động, vốn điều lệ của SCIC có thể tăng lên do vốn tiếp nhận theo giá trị sổ kế toán từ các công ty nhận chuyển giao”.
Với các quy định trên, ông Phúc nhận xét, về bản chất, việc Nhà nước chuyển giao vốn cho SCIC là việc nhà nước mang tài sản (biểu hiện là quyền sở hữu cổ phần, quyền sở hữu phần vốn góp tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước) để góp vốn vào SCIC (mô hình công ty TNHH một thành viên). Sau khi nhận vốn góp, quyền sở hữu cổ phần, quyền sở hữu phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp trở thành tài sản của SCIC. Nhà nước sở hữu SCIC và SCIC sở hữu vốn tại các doanh nghiệp nhận bàn giao.
Nhưng thực tế lại đang không rõ ràng như vậy.
Đã có Phó tổng giám đốc một công ty kiểm toán nói vui rằng, nếu coi vốn SCIC nhận bàn giao tiếp tục là vốn nhà nước thì hoá ra SCIC nhận bàn giao vốn mà như không có vốn. Còn nếu vừa ghi nhận vốn chủ sở hữu của SCIC đạt gần 61.000 tỷ đồng như hiện nay, vừa ghi nhận vốn nhà nước trong bảng cân đối kế toán của các doanh nghiệp mà SCIC nhận chuyển giao vốn, thì sẽ dẫn đến tình trạng vốn nhà nước bàn giao về SCIC được phản ánh trùng ở hai pháp nhân độc lập, thể hiện trên báo cáo tài chính của 2 doanh nghiệp. Cụ thể, cứ 1 đồng ghi cho SCIC thì lại có 1 đồng vốn nhà nước xuất hiện tại doanh nghiệp đã chuyển giao cho SCIC.
SCIC là người ý thức rất thực trạng này. Trong quá trình quản trị hoạt động của các doanh nghiệp do SCIC là chủ sở hữu, SCIC đã có văn bản xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền về nội dung vị trí pháp lý của các doanh nghiệp và về cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp. Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn nội dung này.
Cụ thể, theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật 69, vốn của SCIC tại các doanh nghiệp tiếp nhận được xác định là vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Bộ Tài chính cũng công nhận thực tế, thời gian qua SCIC vẫn thực hiện quyền cổ đông thành viên góp vốn tại các doanh nghiệp tiếp nhận theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan; thực hiện quản lý vốn tại các doanh nghiệp này theo quy định của pháp luật về quản lý vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đầu tư tại doanh nghiệp khác”.
Bên cạnh đó, quy định về “người đại diện vốn” cũng thay đổi khái niệm từ “người đại diện vốn nhà nước” thành “người đại diện vốn của SCIC”. Đây là người được SCIC cử, ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm của SCIC đối với một phần hoặc toàn bộ phần vốn của Tổng công ty tại doanh nghiệp khác, bao gồm cả người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử làm đại diện và được Tổng công ty kế thừa, ủy quyền tiếp tục làm người đại diện khi tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.
Bộ Tài chính cũng nêu rõ: “Người đại diện phần vốn tại các doanh nghiệp trong danh mục quản lý của SCIC là Người đại diện phần vốn của SCIC tại doanh nghiệp khác (không phải là người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp”.
Cũng phải nhắc lại, tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp mới đây, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị rà soát lại toàn bộ Dự thảo để thể hiện nhất quán những tư tưởng của Nghị quyết số 12-NQ/TW về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
Tư tưởng chính là Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản trị của doanh nghiệp. Vốn nhà nước sau khi đã đầu tư vào doanh nghiệp được xác định là tài sản, là vốn của doanh nghiệp.
-
Ngành công thương quyết liệt chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển -
Khu công nghiệp Liên Hà Thái (Green iP-1): Từ bước chân đầu tiên đến Giải thưởng Sao Vàng đất Việt -
Chuỗi giá trị của MB Ageas Life -
Top 10 Sao Vàng đất Việt 2024: Cùng Việt Nam vươn cao -
Vietnam Airlines đạt tỷ lệ chuyến bay đúng giờ vượt trội so với toàn ngành -
Sao Vàng đất Việt trở thành biểu tượng thành công của doanh nghiệp -
Những dấu chân khát vọng của Sao Vàng đất Việt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024