Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Mirae Asset: HDBank được xem xét nới "room" ngoại lên 49%
T.L - 24/12/2021 10:10
 
Theo nguồn tin của Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, cổ phiếu HDB của Ngân hàng HDBank đang được hỗ trợ nhờ trái phiếu chuyển đổi và khả năng được nới giới hạn room vốn ngoại lên 49%.

Thu nhập lãi thuần là động lực tăng trưởng chính của năm 2022

Trong báo cáo cập nhật về HDBank vừa được công bố, các chuyên gia phân Công ty chứng khoán Mirae Asset Việt Nam đánh giá, 9 tháng đầu năm nay, HDBank gặp nhiều khó khăn do tác động bởi dịch bệnh Covid 19. Đến cuối quý 3, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt mức 7.6%, thấp hơn mức 1% cùng kỳ năm ngoái. Cho vay tiêu dùng là lĩnh vực mà ngân hàng bị tác động mạnh nhất. Cụ thể, dư nợ HD Saison tăng trưởng âm 13.5% trong 9 tháng đầu năm.

Mặc dù vậy, nhận định về năm 2022, Mirae Asset Việt Nam cho rằng, HDBank đã sẵn sang tăng tốc nhờ tín dụng phục hồi tích cực từ quý 4/2021 khi các biện pháp giãn cách dần được nới lỏng. Mảng cho vay tiêu dùng cũng tăng trưởng trở lại. Bên cạnh đó, việc phát hành trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu quốc tế sẽ làm giảm chi phí huy động, đồng thời CASA sẽ cải thiện thời gian tới.  Mặc dù nợ xấu và trích lập dự phòng nợ xấu có xu hướng tăng, song sẽ không cao đột biến trong năm 2022.

 Thu nhập thuần từ lãi sẽ là động lực tăng trưởng chính cho HDBank  năm 2022. Tăng trưởng tín dụng được duy trì sẽ hỗ trợ tăng trưởng thu nhập thuần từ hoạt động cho vay. Thu nhập thuần từ cung cấp các dịch vụ sẽ chậm lại do nền tăng trưởng cao trong hai năm gần đây. Thu nhập khác có thể gặp áp lực như thiếu lợi nhuận từ giao dịch trái phiếu dựa trên kỳ vọng tăng lãi suất điều hành. Nhìn chung, lợi nhuận được kỳ vọng tăng trưởng ở mức ổn định hơn so với các năm trước.

Riêng lĩnh vực cho vay tiêu dùng, Mirae Asset Việt cho rằng, dư chấn của dịch bệnh lên hoạt động của các công ty tài chính được sẽ sớm kết thúc. Tỷ lệ nợ xấu các công ty tài chính đã đạt đỉnh cuối quý 3/2021, cầu tín dụng cho các mảng này sẽ hồi phục tích cực trong quý 4 2021 cũng như 2022.

Thêm vào đó, trong 9 tháng đầu năm, HDBank đã hoàn thành được 84.5% kế hoạch lợi nhuận năm, tín dụng đang được đẩy mạnh những tháng cuối năm và sẽ có nhiều dư địa để cân bằng giữa tăng trưởng lợi nhuận và củng cố chất lượng tài sản bằng cách tăng tỉ lệ bao phủ nợ xấu.

Hưởng lợi từ trái phiếu chuyển đổi, nới room vốn ngoại

Mirae Asset nhận định, với việc sử dụng trái phiếu chuyển đổi (TPCĐ) như một công cụ huy động mới, HDB đã phần nào giảm được chi phí huy động cũng như hỗ trợ giá cổ phiếu khi giá chuyển đổi được nhiều nhà đầu tư xem là mức giá tham chiếu cho cổ phiếu HDB.

 Trong lần chỉnh gần đây nhất của cổ phiếu HDB, thị giá đã nhanh chóng phục hồi tại mức giá chuyển đổi và giai đoạn này cũng gần trùng với thời hạn chuyển đổi của TPCĐ.  Sử dụng TPCĐ cũng như phát hành trái phiếu quốc tế sẽ hỗ trợ cho lợi nhuận của HDB. Thêm vào đó, phát hành TPCĐ cũng giúp gia tăng tỉ lệ an toàn vốn (CAR) cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, theo nguồn tin của Mirae Asset, HDBank cũng là một trong số ít ngân hàng đang được xem xét nới giới hạn sở hữu nước ngoài lên 49% theo lộ trình quy định trong thỏa thuận thương mại EVFTA. Nếu được chọn trở thành ngân hàng thí điểm sẽ là một điểm sáng hỗ trợ giá của cổ phiếu, khi việc nới giới hạn sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư dài hạn hơn.

HDBank ký kết hợp đồng tín dụng với IFC trị giá 70 triệu USD
Ngân hàng HDBank (mã chứng khoán: HDB) và IFC vừa ký kết hợp tác 70 triệu USD, thúc đẩy chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư