-
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô -
Sắp diễn ra TECHFEST Việt Nam 2024 tại Hải Phòng -
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu -
Bình Định: Nhiều trụ sở công không sử dụng tại Quy Nhơn chờ xử lý
Mở cửa trường học trong bối cảnh Covid-19 diễn biến rất phức tạp đang là vấn đề được quan tâm đặc biệt. Ảnh: Đức Thanh |
Cần rõ giải pháp
Tuần này, hơn nửa triệu học sinh lớp 1-6 ở 18 huyện, thị xã ngoại thành Hà Nội đã không thể đến trường như dự kiến ban đầu, bởi diễn biến của dịch Covid-19 ngày càng phức tạp.
Trước đó, diễn biến này cũng đã được Thủ tướng Chính phủ dự báo khi trả lời chất vấn trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ hai (tháng 11/2021). Khi đó, người đứng đầu Chính phủ cũng đồng tình với ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội về việc học trực tuyến không thể kéo dài. Ông yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Y tế khẩn trương xây dựng kế hoạch với lộ trình và phương án cụ thể để từng bước mở cửa lại trường học trong năm 2021.
Chỉ đạo này đã được thực hiện, song sự thay đổi liên tục về lộ trình khiến cả phụ huynh và học sinh đều thấp thỏm, cộng thêm nỗi lo về việc trẻ em dưới 12 tuổi chưa được tiêm vắc-xin càng khiến mối lo ngại gia tăng.
Bởi vậy, mở cửa trường học thế nào khi học sinh chưa được tiêm đầy đủ vắc-xin là vấn đề được quan tâm đặc biệt trong phiên giải trình về tình hình tổ chức triển khai dạy học trong bối cảnh Covid-19 do Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội tổ chức mới đây.
Tại phiên giải trình này, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, hơn 2 năm qua, gần 20 triệu trẻ em, học sinh, sinh viên và 1 triệu giáo viên phải tạm dừng đến trường, chuyển sang dạy và học trực tuyến, dạy và học qua truyền hình trong nhiều tháng liên tiếp. Hơn 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn.
Theo Phó chủ tịch, việc học sinh phải ở nhà kéo dài, không có sự giao lưu, tiếp xúc trực tiếp đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, sự phát triển phẩm chất, năng lực toàn diện của học sinh, đặc biệt là sức khỏe thể chất và tâm thần.
Ông Mẫn cho rằng, với việc thực hiện chủ trương mở cửa trường học, cần làm rõ những khó khăn, thách thức, các giải pháp để bảo đảm an toàn cho đội ngũ nhà giáo và người học, nhất là đối với trẻ em, học sinh dưới 12 tuổi - những đối tượng chưa được tiêm vắc-xin.
Các vị đại biểu Quốc hội tham dự phiên giải trình cũng rất băn khoăn với vấn đề liệu trẻ em chưa tiêm vắc-xin có an toàn khi trở lại trường học trong thời điểm này.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, trẻ em từ 12 đến 17 tuổi đã tiêm mũi 1 đạt 99%, mũi 2 đạt 94%. Hiện chỉ còn trẻ em ở độ tuổi 5-11 chưa tiêm, Bộ Y tế đã tham mưu và được Chính phủ đồng ý cho mua gần 22 triệu liều vắc-xin Pfizer để tiêm cho nhóm này.
Ông Tuyên cũng cho rằng, không nên quá lo ngại khi cho trẻ đến trường, vì chỉ có 19% trẻ em dưới 18 tuổi mắc Covid-19 và chỉ chiếm 0,4% số ca tử vong trên toàn quốc. Phần lớn trẻ em nhiễm Covid-19 ở mức độ nhẹ.
Tuy nhiên, theo đại biểu Lê Minh Nam, nếu căn cứ vào số liệu học sinh mắc Covid-19 sau khi trở lại trường học, thì tỷ lệ trẻ dưới 18 tuổi mắc Covid-19 chiếm tới trên 34%, chứ không phải 19% như số liệu Bộ Y tế đã dẫn. Mặt khác, học sinh 6-12 tuổi là nhóm yếu thế, vì chưa được tiêm vắc-xin. Trong khi đó, lứa tuổi này rất khó thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch.
Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 27/4/2021 đến ngày 25/2/2022, toàn ngành ghi nhận 162.917 cán bộ, nhân viên, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên nhiễm Covid-19. Đặc biệt, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, khi tổ chức các hoạt động dạy học trực tiếp, một số địa phương có tỷ lệ giáo viên, học sinh nhiễm Covid-19 tăng mạnh, khiến nhiều cơ sở giáo dục phải chuyển đổi hình thức dạy học sang trực tuyến. Một số ít địa phương chưa quyết định mốc thời gian cụ thể cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học đến trường.
Đưa học sinh trở lại trường là tất yếu
Vẫn theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến ngày 18/2, tổng số học sinh trở lại trường học trực tiếp là hơn 21 triệu (94,70%). Song, dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên đến ngày 20/2, số tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trực tiếp giảm.
Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, cách triển khai chung của nhiều địa phương là khi phát hiện F0, F1 thì khoanh vùng, cho những học sinh này ở nhà học trực tuyến, còn những học sinh khác vẫn học tại trường.
Bộ cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố cần nhất quán, thống nhất trong việc tổ chức dạy học trực tiếp, với những trường học có điều kiện bán trú thì nên tổ chức cho học sinh học bán trú.
Tại phiên giải trình, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, đây là thời điểm ngành giáo dục đứng trước thách thức chưa từng có. Bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay sẽ rất khó có một phương án thỏa mãn được tất cả yêu cầu, nên chỉ có thể cân nhắc, lựa chọn một phương án khả dĩ nhất. Đó là, tùy theo tình hình thực tế, các địa phương phải chủ động, linh hoạt đưa học sinh trở lại trường.
“Xu thế chung đưa học sinh trở lại trường học là tất yếu, các địa phương cần linh hoạt căn cứ theo tình hình, không nên cứng nhắc”, ông Sơn nhấn mạnh.
Tham gia giải trình những vấn đề đại biểu quan tâm, bà Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu quan điểm, mặc dù nhiều đại biểu băn khoăn khi mở cửa trường học, nhưng việc này phải căn cứ vào Nghị quyết 128-NQ/CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Người lớn thích ứng an toàn, thì không thể không cho học sinh và sinh viên thích ứng an toàn, cho nên không thể không cho các em đến trường.
Bà Minh cũng nhấn mạnh, qua thống kê, hầu hết các em bị lây nhiễm ở gia đình, ngoài xã hội, chứ lây nhiễm trong trường học chiếm tỷ lệ rất ít. Do đó, phương án mở cửa trường học là không thể khác và đây chính là thực hiện thích ứng linh hoạt.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, ông Nguyễn Đắc Vinh đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá toàn diện, đầy đủ tác động trước mắt và lâu dài của dịch Covid-19 tới hoạt động giáo dục ở tất cả cấp học và trình độ đào tạo, xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch cụ thể dạy và học trong bối cảnh thích ứng an toàn với dịch bệnh.
Ông Vinh cũng đề nghị hai bộ này phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục hoàn thiện phương án tổ chức dạy học, tập huấn kịch bản ứng phó khi đưa học sinh, sinh viên trở lại trường học, đẩy mạnh việc hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh, sinh viên.
Cùng thời điểm diễn ra phiên giải trình, Tổ Công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 đã họp chuyên đề về việc mở cửa trường học, bảo vệ sức khỏe học sinh và giáo viên trong bối cảnh dịch Covid-19.
Chủ trì cuộc họp này, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, việc mở cửa trường học cần được chuẩn bị, tiến hành một cách an toàn, đảm bảo yêu cầu phòng dịch. Tổ Công tác đã làm rõ, tháo gỡ nhiều vấn đề trong việc mở cửa lại trường học, đảm bảo sức khỏe cho học sinh và giáo viên, tiến tới thích ứng an toàn, linh hoạt và kiếm soát hiệu quả dịch Covid-19.
-
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu -
Bình Định: Nhiều trụ sở công không sử dụng tại Quy Nhơn chờ xử lý -
Tin vui từ cơ chế, ngành sư phạm sẽ lại càng “hot” -
Chủ động ứng phó, quản trị với các thách thức an ninh phi truyền thống -
9 đội bóng tranh tài tại vòng chung kết Press cup 2024 -
Cơ hội sở hữu vé xem concert 3 Anh Trai Say Hi từ MobiFone -
Thưởng thức món ngon tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
-
1 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
2 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
3 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
4 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/11
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"