
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới
-
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
-
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp
Đề xuất thành lập Tổng công ty MobiFone
Lãnh đạo MobiFone vừa kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép MobiFone xây dựng phương án tổ chức lại theo mô hình tổng công ty.
Theo đó, Tổng công ty MobiFone sẽ tách biệt giữa kinh doanh và kỹ thuật, hình thành 3 lĩnh vực: kinh doanh, kỹ thuật, dịch vụ. MobiFone đề xuất mô hình này vì muốn đảm bảo tính chuyên nghiệp trong kỹ thuật và kinh doanh.
![]() | ||
MobiFone kiến nghị xây dựng mô hình tổng công ty theo hướng tách biệt giữa kinh doanh và kỹ thuật để hoạt động chuyên nghiệp |
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cũng cho biết, nhiệm vụ trọng tâm của MobiFone trong thời gian tới là xây dựng Đề án thành lập Tổng công ty MobiFone như một tổng công ty kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin - viễn thông hoàn chỉnh, tạo thành mạng viễn thông lớn của đất nước. Đề án này sẽ được trình Chính phủ phê duyệt.
Song song với việc xây dựng Đề án, MobiFone phải xây dựng Dự thảo Điều lệ hoạt động của Tổng công ty để có cơ sở cho việc xây dựng chiến lược, cũng như kế hoạch phát triển trong những năm tiếp theo.
Trong khi xây dựng Đề án thành lập Tổng công ty MobiFone, MoboFone cũng phải khẩn trương nghiên cứu phương án cổ phần hóa để trình Bộ Thông tin và Truyền thông và Chính phủ vào cuối năm nay.
Ông Mai Văn Bình, Chủ tịch Hội đồng Thành viên MobiFone nhận định, việc hình thành Tổng công ty sẽ giúp MobiFone tăng khả năng cạnh tranh với các nhà khai thác mạng khác, tạo thế chân vạc VinaPhone - MobiFone - Viettel trên thị trường viễn thông.
Ông Mai Văn Bình cũng cho biết, chiến lược của MobiFone phải đi theo hướng trở thành một tổng công ty kinh doanh đa dịch vụ như các nhà kinh doanh dịch vụ khác, gồm dịch vụ thoại, dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ công nghệ thông tin..., thậm chí cả dịch vụ truyền hình.
Tuy nhiên, chiến lược phát triển dịch vụ của MobiFone sẽ dựa trên hạ tầng băng rộng, nhưng hiện nay, thách thức là MobiFone chưa có mạng cố định băng rộng để phát triển trong tương lai.
Cơ hội và thách thức song hành
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Lê Nam Trà, tân Tổng giám đốc MobiFone nhấn mạnh, MobiFone đang đứng trước thách thức khi số lượng thuê bao bão hòa, thoại và SMS giảm. Khi tách ra khỏi Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông (VNPT), MobiFone sẽ phải chú trọng xây dựng và phát triển hạ tầng và dịch vụ. Hạ tầng của MobiFone hiện do VNPT cung cấp, song trong giai đoạn tới, khi triển khai băng thông rộng, nhu cầu truyền dẫn rất lớn, buộc MobiFone phải tự đầu tư để giảm thiểu chi phí thuê và tăng tính hiệu quả trong vận hành.
Về hướng phát triển trong thời gian tới, ông Lê Nam Trà cho biết, MobiFone sẽ tập trung phát triển các dịch vụ như điện toán đám mây, dữ liệu lớn (Big Data) và các dịch vụ ứng dụng trên thiết bị di động.
Cũng theo ông Lê Nam Trà, ngoài việc duy trì đà phát triển, MobiFone còn phải thực hiện nhiệm vụ tái cấu trúc, cổ phần hóa theo yêu cầu của Thủ tướng và Bộ Thông tin và Truyền thông. Ban giám đốc MobiFone đang xây dựng phương án cổ phần hóa để sớm trình Bộ Thông tin và Truyền thông và Chính phủ.
Lãnh đạo MobiFone cho biết, việc cổ phần hóa sẽ tạo động lực cho tăng trưởng tốt hơn, mang lại lợi nhuận tốt hơn cho Nhà nước, doanh nghiệp và cổ đông. Trong việc chọn đối tác, nhất là đối tác nước ngoài, MobiFone tập trung vào các tiêu chí, như có tiềm lực về tài chính, công nghệ; có kỹ năng, kinh nghiệm quản trị tốt...
MobiFone đang có một lợi thế rất lớn về tài chính là không vướng các khoản nợ. Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển mới, nhu cầu về nguồn vốn rất lớn và làm thế nào để sử dụng vốn một cách hiệu quả cho sự phát triển là câu hỏi đặt ra với lãnh đạo MobiFone.
Có thể thấy, bên cạnh cơ hội phát triển rất lớn, thì MobiFone cũng đối mặt không ít thách thức.
Áp lực đầu tiên là phải hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2015. Đây rõ ràng là nhiệm vụ không hề nhẹ nhàng đối với MobiFone, bởi trước đó, MobiFone đã không thể cổ phần hóa, dù đã được “bật đèn xanh” từ năm 2006.
Trong khi đó, từ nay đến cuối năm 2015, không những MobiFone phải hoàn thành nhiệm vụ cổ phần hoá, mà còn phải duy trì tốc độ tăng trưởng, đảm bảo các kế hoạch sản xuất - kinh doanh, ổn định nhân sự cho một giai đoạn chuyển giao mới. Đây cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề.
Về mặt thị trường, khả năng mở rộng thị trường trong nước khi nhu cầu đã khá bão hòa hiện nay là rất khó. Để có thể phát triển lên một bước mới, có lẽ, MobiFone phải tìm hướng phát triển mới, giống như việc Viettel đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài trong thời gian gần đây.
Hữu Tuấn
-
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025 -
Giảm tối đa tình trạng vốn ảo, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp -
Vietnam Airlines hợp tác liên danh với Saudia, tăng cường kết nối giữa Việt Nam và Trung Đông -
Cục Thuế cam kết đồng hành hộ kinh doanh trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử -
Đưa thương mại Việt Nam - Australia sớm đạt 20 tỷ USD
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh