
-
Cảnh báo bùng phát các bệnh vốn có thể phòng ngừa bằng vắc-xin
-
Đề xuất bán thuốc kê đơn online - số hóa hoạt động bán thuốc kê đơn
-
Người Việt chi khám chữa bệnh do thuốc lá nhiều gấp 5 lần thuế thu từ thuốc lá
-
Nhức nhối thuốc giả, sữa giả
-
Bổ sung nguồn vốn ngân sách triển khai mua sắm thiết bị y tế cho Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 -
Kết nối VNeID giúp người dân an tâm mua thuốc: Hơn 100.000 lượt truy cập chỉ sau hơn 3 tháng
Các giải pháp quan trọng gồm tiêm vắc-xin phòng cúm, duy trì vệ sinh cá nhân, và theo dõi sức khỏe kịp thời, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và biến chứng nguy hiểm.
![]() |
Những dấu hiệu nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh cúm mùa. |
Một trong những ca bệnh điển hình là bệnh nhân N.T.T (nữ, 73 tuổi, Hà Nội), nhập viện với triệu chứng sốt cao kéo dài, ho có đờm, đau họng và mệt mỏi.
Trước đó, bệnh nhân đã tự ý mua thuốc uống mà không đi khám. Khi tình trạng bệnh nặng lên, bệnh nhân mới đến Bệnh viện E và được chẩn đoán mắc cúm A bội nhiễm. Tại Bệnh viện, bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh, kháng virus cúm kết hợp với các biện pháp hỗ trợ như giảm ho, hạ sốt và bù nước điện giải.
Không chỉ người cao tuổi hay có bệnh nền, cúm còn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm ở người trẻ khỏe mạnh. Chẳng hạn, bệnh nhân N.N.P (nữ, 30 tuổi, Hà Nội) trước khi nhập viện có sốt cao, đau đầu, ho có đờm, sổ mũi và đau mỏi người. Sau khi tự test cúm tại nhà và kết quả dương tính, bệnh nhân đã tự dùng Tamiflu trong hai ngày.
Tuy nhiên, tình trạng không thuyên giảm, khiến bệnh nhân phải nhập viện. Tại Bệnh viện E, bệnh nhân được chẩn đoán mắc cúm B bội nhiễm và điều trị tương tự như bệnh nhân N.T.T.
Theo ThS.BS Đinh Thị Bích Thục, Khoa Bệnh Nhiệt đới, từ tháng 1/2025, Khoa Bệnh Nhiệt đới đã tiếp nhận khoảng 250 ca mắc cúm các loại.
Sau Tết Nguyên đán 2025, số ca đến khám và điều trị có xu hướng gia tăng, trung bình khoảng 10 bệnh nhân mỗi ngày. Trong đó, có những ngày bác sỹ khám cho gần 40 bệnh nhân, và hơn một nửa trong số đó mắc cúm.
Đặc biệt, không chỉ người cao tuổi, trẻ nhỏ hay người có bệnh nền, mà ngay cả người trẻ khỏe mạnh cũng có nguy cơ mắc cúm và gặp biến chứng nếu chủ quan.
Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra, lây truyền trực tiếp qua các giọt bắn từ người bệnh khi nói chuyện, ho, hoặc hắt hơi.
Mặc dù nhiều trường hợp cúm có thể tự hồi phục, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn biến nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, bội nhiễm vi khuẩn, thậm chí đe dọa tính mạng trong các trường hợp nặng.
Theo Bộ Y tế, từ cuối năm 2024 đến Tết Nguyên đán 2025, số ca mắc cúm có xu hướng tăng, nhưng chưa có đột biến so với các năm trước.
Các chủng virus cúm phổ biến hiện nay bao gồm cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Thời tiết mùa đông - xuân với độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và lây lan, cùng với nhu cầu đi lại, giao thương và các hoạt động lễ hội tăng cao, làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Các bác sỹ cảnh báo rằng, những người có nguy cơ cao gặp biến chứng khi mắc cúm mùa bao gồm: phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi, người trên 65 tuổi, người có các bệnh mãn tính như HIV/AIDS, hen suyễn, bệnh tim, phổi và đái tháo đường, cũng như nhân viên y tế.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh cúm mùa được khuyến cáo như che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất dùng khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần.
Đeo khẩu trang khi ở nơi đông người hoặc trên phương tiện giao thông công cộng. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ nơi công cộng. Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Tiêm vắc-xin phòng cúm mùa. Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường vận động thể lực để nâng cao sức khỏe.
Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, người dân không nên tự ý làm xét nghiệm hoặc mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế gần nhất hoặc đến Bệnh viện E để được tư vấn và điều trị kịp thời.

-
Nguy cơ quá tải bệnh viện, giảm chất lượng điều trị do ô nhiễm không khí
-
Tin mới y tế ngày 25/4: Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm thay đổi và lo ngại từ chuyên gia
-
Cảnh báo bùng phát các bệnh vốn có thể phòng ngừa bằng vắc-xin
-
Tin mới y tế ngày 25/4: Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm thay đổi và lo ngại từ chuyên gia
-
Đề xuất bán thuốc kê đơn online - số hóa hoạt động bán thuốc kê đơn -
Tin mới y tế ngày 24/4: Cứu sống nhiều bệnh nhân tim cấp nhờ stent phủ thuốc thế hệ mới -
Cục An toàn thực phẩm chỉ đạo khẩn thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm sữa giả -
Người Việt chi khám chữa bệnh do thuốc lá nhiều gấp 5 lần thuế thu từ thuốc lá -
Tin mới y tế ngày 23/4: Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ cúm mùa -
Nhức nhối thuốc giả, sữa giả -
Bổ sung nguồn vốn ngân sách triển khai mua sắm thiết bị y tế cho Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)