Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 19 tháng 05 năm 2024,
Mỗi tháng xuất khẩu 23,2-23,4 tỷ USD mới hoàn thành mục tiêu xuất khẩu cả năm 2019
Thế Hải - 08/08/2019 15:41
 
Việc xuất khẩu bình quân mỗi tháng đạt 23,2-23,4 tỷ USD trong các tháng còn lại của năm 2019 đặt trong bối cảnh thương mại thế giới suy giảm, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có nguy cơ đẩy lên thành xung đột tiền tệ...rất khó với kinh tế Việt Nam.
Để xuất khẩu về đích với xuất khẩu đạt 261-262 tỷ USD, tăng 7-7,5% so với 2018. Như vậy, từ nay đến cuối năm, bình quân mỗi tháng xuất khẩ phải đạt 23,2-23,4 tỷ USD.
Để xuất khẩu về đích từ 261-262 tỷ USD trong năm 2019,  từ nay đến cuối năm, bình quân mỗi tháng xuất khẩ phải đạt 23,2-23,4 tỷ USD.

Sáng 7/8, Bộ Công Thương đã họp lãnh đạo các Cục, Vụ bàn về giải pháp thúc đẩy xuất khẩu 5 tháng cuối năm 2019. Phần lớn các đánh giá đều bày tỏ quan ngại với cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang có nguy cơ phát triển thành xung đột tiền tệ Mỹ-Trung, gây khó cho việc hoàn thành mục tiêu xuất khẩu của nước ta trong năm 2019.

7 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hàng hóa cả nước đạt 145,1 tỷ USD, thấp hơn 1 tỷ USD so với kịch bản tăng trưởng đề ra. Bộ Công Thương dự báo cả năm 2019, xuất khẩu đạt 261-262 tỷ USD, tăng 7-7,5% so với 2018. Như vậy, từ nay đến cuối năm, bình quân mỗi tháng xuất khẩ phải đạt 23,2-23,4 tỷ USD.

“Đây là nhiệm vụ khó khăn bởi lần gần nhất, xuất khẩu của Việt Nam chạm mốc 23 tỷ USD nhưng từ tháng 8/2018, trong khi đó tình hình kinh tế, thương mại thế giới đang suy giảm như hiện nay được cho không phải là môi trường thuận lợi để Việt Nam tăng tốc xuất khẩu trong những tháng còn lại”, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu lo ngại.

Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trần Quốc Khánh cho biết, từ chỗ là chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, nhưng nếu bị đẩy tới xung đột tiền tệ giữa 2 nền kinh tế lớn của toàn cầu sẽ khiến kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.

“Có những việc không phụ thuộc vào chúng ta, nên những giải pháp đưa ra sẽ khó mà trúng. Do đó, trong những tháng tới, nên tập trung vào những việc mà ta có thể làm được, đơn cử như đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt xấp xỉ 1,5 tỷ USD, mức giảm tuy ít thôi nhưng  đó là những tín hiệu mà ta cần quan tâm để có ngay giải pháp hạn chế giảm xuất khẩu vào thị trường này”, Thứ trưởng nêu quan điểm.

7 tháng 2019, có 6/9 mặt hàng xuất khẩu chính trong nhóm hàng nông thủy sản có giá trị xuất khẩu giảm. Thủy sản giảm 1,9%, rau quả giảm 0,3%, hạt điều giảm 11%, gạo giảm 14%, cà phê giảm 18,7%, sắn giảm 12,7%.
Tính chung 7 tháng, nhóm hàng nông thủy sản do tác động về giá đã làm giảm giá trị xuất khẩu 1,22 tỷ USD, trong khi tác động tăng lượng xuất khẩu chỉ giúp tăng 288 triệu USD, không đủ bù lại tác động do giá xuất khẩu giảm.

       Nguồn: Bộ Công Thương

Ngoài nguyên nhân nhu cầu thị trường Trung Quốc yếu đi thì chính sách thương mại đã giảm từ tiêu ngạch chuyển sang chính ngạch là nguyên nhân khiến xuất khẩu vào thị trường này ngày càng khó.

"Trước đây là trao đổi thương mại cư dân, không bị kiểm soát quá ngặt nghèo, nhưng nay chuyển sang chính ngạch thì phải tuân theo quy tắc thương mại", Thứ trưởng Khánh nói.

Hiện, Việt Nam mới có 9 loại quả xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, bao gồm: xoài, vải, nhãn, chuối, mít, thanh long, chôm chôm, dưa hấu, măng cụt. Còn những mặt hàng khác trước đây vẫn xuất khẩu được theo đường trao đổi cư dân như: bưởi, na, chanh leo…đã không thể xuất tiểu ngạch được nữa nên cần Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đàm phán về năng lực sản xuất, chất lượng để khơi thông xuất khẩu cho các mặt hàng này.

Qua những gì xảy ra trong 6 tháng đầu năm, rõ ràng cần có sự vào cuộc của các tỉnh và các doanh nghiệp. Dù Bộ Công Thương và Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phát đi cảnh báo Trung Quốc chuyển từ nhập khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch từ giữa 2018 , nhưng nhiều địa phương và doanh nghiệp không nắm bắt, đã có công văn gửi đi 63 tỉnh thành, đã cảnh báo, khi xuất khẩu chính ngạch phải đăng ký vùng trồng, xuất xứ, đăng ký nhà xuất khẩu/nhập khẩu…

Tôi phải nhấn mạnh, đáng lẽ nước bạn đã áp dụng từ năm ngoái, nhưng trên cơ sở can thiệp của Bộ Công Thương, họ đã đồng ý giãn lại 6 tháng để các doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị. Nhưng rất tiếc là ta chưa chuẩn bị được, không những chưa triển khai, thậm chí còn thờ ơ, dẫn đến câu chuyện mực tồn ở Quảng Nam, cá nục tồn ở Quảng Trị.

"Bài học thực tế cho thấy, địa phương nào vào cuộc cùng với doanh nghiệp thì sản phẩm nông sản tiêu thu rất tốt, đơn cử như Sơn La, Bắc Giang. 3 vụ vải gần đây, Bắc Giang xuất khẩu được giá, xoài Sơn La làm ra không đủ để bán, nhãn Sơn La cũng được xuất khẩu rất tốt sang Trung Quốc..."

Thêm một yếu tố làm quan ngại đến xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới là quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đang diễn biến phức tạp, tác động nhiều chiều, vì đều là đối tác thương mại lớn của Việt Nam.

Lãnh đạo Vụ thị trường châu Á-châu Phi cho rằng, việc thay đổi về bản chất từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sang chiến tranh tiền tệ Mỹ-Trung đang là nguy cơ lớn, nếu xảy ra chiến tranh tiền tệ thì bản chất sẽ xấu hơn chiến tranh thương mại rất nhiều, sẽ tác động ngay và rất xấu tới kinh tế Việt Nam.

Ngoài ra, căng thẳng giữa 2 nền kinh tế lớn là Nhật Bản và Hàn Quốc cũng làm dấy lên mối lo ngại cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam, bởi đây là 2 thị trường xuất khẩu lớn với rất nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

4 ngành hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD
Sau chặng đường 7 tháng năm 2019, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ghi nhận 4 ngành hàng xuất khẩu lớn đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD, bao gồm: điện...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư