-
Mở lại phiên tòa xét xử loạt cựu lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa -
Đề nghị thanh tra việc sử dụng đất tại dự án Sân gôn Indochina Hội An -
Cựu Chủ tịch NXB Giáo dục bị đề nghị phạt 12-13 năm tù -
Vụ án tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Đấu thầu lấy lệ để trục lợi -
Cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM hầu tòa trong vụ án thứ hai -
Chặt, phá rừng với diện tích lớn, nhiều doanh nghiệp bị xử phạt nặng
Ông Tất Thành Cang nhận quyết định khởi tố, bắt tạm giam năm 2020. |
Phó bí thư Thành ủy “bật xi nhan” cho cấp dưới
Theo hồ sơ điều tra của Công an TP.HCM, Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (chủ sở hữu là Văn phòng Thành ủy TP.HCM) - gọi tắt là Công ty Tân Thuận - được giao đầu tư xây dựng Dự án Khu dân cư Phước Kiển (tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) với diện tích 509.214 m2, thời hạn đến ngày 10/8/2010 và được gia hạn lần cuối đến ngày 31/12/2013.
Nhưng tới hạn, Công ty Tân Thuận mới chi ra hơn 151 tỷ đồng để hiệp thương đền bù được 324.970,6 m2 đất, nên chưa hoàn tất việc bồi thường, lập và trình phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500.
Trước đó, cuối tháng 6/2021, cơ quan công an cũng đã khởi tố bị can đối với ông Tất Thành Cang về tội danh “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” liên quan tới những sai phạm xảy ra tại Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) và Công ty cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco, công ty con của IPC) trong việc bán 9 triệu cổ phần của Sadeco cho Công ty Nguyễn Kim, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 1.103 tỷ đồng.
Tháng 8/2016, Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (Công ty Quốc Cường Gia Lai) đề nghị hợp tác đầu tư hoặc xin nhận chuyển nhượng hết Dự án Khu dân cư Phước Kiển. Ông Trần Công Thiện, thành viên Hội đồng Thành viên, kiêm Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận chỉ đạo ông Nguyễn Xuân Tùng, Trường phòng Kinh tế tổng hợp Công ty Tân Thuận thuê Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học TP.HCM ban hành Chứng thư thẩm định giá xác định diện tích hơn 324.000 m2 đất tại Dự án Khu dân cư Phước Kiển có giá bình quân là hơn 1 triệu đồng/m2 với mục đích thẩm định là “tư vấn giá trị đất để phục vụ đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Công ty”.
Sau đó, ông Thiện triệu tập Hội đồng Xây dựng giá bất động sản kinh doanh (Hội đồng Định giá) của Công ty Tân Thuận, gồm: ông Thiện (Chủ tịch Hội đồng); ông Trần Tấn Hải (Phó tổng Giám đốc, thành viên Hội đồng); ông Nguyễn Xuân Tùng (Trưởng phòng Kinh tế tổng hợp, thành viên Hội đồng) và bà Nguyễn Thị Ngọc Bích (Kế toán trưởng, thành viên Hội đồng).
Các thành viên chỉ căn cứ duy nhất vào giá trong Chứng thư thẩm định giá của Công ty TNHH Kiểm toán và Tin học TP.HCM để làm đơn giá thương thảo hợp tác là hơn 1 triệu đồng/m2, giá chuyển nhượng là hơn 1,25 triệu đồng/m2.
Sau đó, ông Trần Công Thiện ký văn bản kiến nghị Văn phòng Thành ủy TP.HCM chấp thuận chủ trương cho hợp tác với Công ty Quốc Cường Gia Lai để tiếp tục triển khai Dự án. Bởi như ông Thiện tính toán, thì Dự án có tổng mức đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng, theo quy định cần chứng minh vốn chủ sở hữu là 1.200 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu của Công ty Tân Thuận chỉ có 162 tỷ đồng, chưa nói bắt buộc phải ký quỹ, nên Công ty không thể chứng minh năng lực tài chính.
Với chức vụ Phó chánh văn phòng Thành ủy TP.HCM, được phân công đại diện chủ sở hữu tài sản, đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp tại Công ty Tân Thuận, ông Phạm Văn Thông biết rõ các việc làm trên tại Công ty Tân Thuận, nên đã chuyển cho cấp dưới nghiên cứu, tham mưu. Sau nghiên cứu, ông Huỳnh Phước Long, Trưởng phòng Quản lý đầu tư kinh doanh vốn của Văn phòng Thành ủy TP.HCM trực tiếp ký tờ trình tham mưu gửi ông Thông. Ông Thông lập Tờ trình số 1206, ngày 25/5/2015 báo cáo Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, ông Tất Thành Cang.
Theo Quy chế Quản lý, sử dụng tài sản tại các công ty thuộc sở hữu của Đảng bộ TP.HCM và Quy chế Làm việc của Thành ủy TP.HCM, thì việc chuyển nhượng phải được Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM quyết định.
Tuy nhiên, ông Tất Thành Cang đã không báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy, mà tự bút phê 2 chữ “đồng ý” vào Tờ trình mà ông Thông gửi tới, chấp thuận chủ trương cho Công ty Tân Thuận chuyển nhượng phần diện tích hơn 324.000 m2 đất và chấp thuận phương án giá chuyển nhượng theo đề xuất của công ty này.
Ngày 5/6/2017, ông Trần Công Thiện, đại diện Công ty Tân Thuận, ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng diện tích đất nói trên cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá hơn 1,29 triệu đồng/m2 (sau khi công an vào cuộc điều tra, ngày 6/8/2020, Hội đồng Định giá tài sản kết luận định giá đất tại Dự án Khu dân cư Phước Kiển vào thời điểm chuyển nhượng là 1,768 triệu đồng/m2, chứ không phải 1,29 triệu đồng/m2).
Ngày 6/12/2017, Văn phòng Thành ủy TP.HCM có văn bản yêu cầu Công ty Tân Thuận tạm dừng thực hiện Hợp đồng chuyển nhượng đất.
Đến ngày 19/12/2017, Văn phòng Thành ủy TP.HCM có văn bản đề nghị Công ty Tân Thuận thỏa thuận lại giá chuyển nhượng. Sau khi thỏa thuận lại, ngày 9/2/2018, Công ty Tân Thuận ký phụ lục hợp đồng với Công ty Quốc Cường Gia Lai, điều chỉnh đơn giá lên hơn 1,7 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, ngày 24/4/2018, Văn phòng Thành ủy TP.HCM có văn bản đề nghị Công ty Tân Thuận hủy bỏ chuyển nhượng đất. Sau khi hủy hợp đồng, Công ty Tân Thuận đã trả lại tiền cho Công ty Quốc Cường Gia Lai.
Theo cơ quan công an, việc bán đất không đảm bảo ngang giá thị trường dẫn đến hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng gây thiệt hại hơn 167 tỷ đồng nguồn vốn nhà nước tại Công ty.
Khi Phó chánh văn phòng Thành ủy bút phê
Không chỉ Dự án Khu dân cư Phước Kiển, Dự án Khu dân cư Ven sông (phường Tân Phong, quận 7, TP.HCM) do Công ty Tân Thuận được giao đầu tư cũng gây thiệt hại hơn 80 tỷ đồng của Nhà nước.
Cụ thể, tháng 5/1999, Công ty Tân Thuận được Ban Tài chính quản trị Thành ủy TP.HCM chấp thuận chủ trương thực hiện dự án này. Tới ngày 12/11/2001, UBND TP.HCM có quyết định giao đất cho Công ty Tân Thuận để đầu tư xây dựng hạ tầng Dự án với tổng diện tích 269.229m2, được chia thành 4 khu đất.
Trong quá trình triển khai Dự án, Công ty Tân Thuận đã ký hợp đồng hợp tác với Công ty cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco) theo tỷ lệ góp vốn đầu tư vào Dự án của mỗi bên là 50 - 50.
Sau đó, 2 bên tiếp tục thỏa thuận phân chia: Đối với khu đất số 1 và số 3, Công ty Tân Thuận và Sadeco phối hợp thực hiện. Công ty Sadeco nhận phần diện tích tại khu đất số 2. Công ty Tân Thuận nhận phần diện tích tại khu đất số 4.
Tới tháng 12/2015, lại cũng Công ty Quốc Cường Gia Lai có văn bản đề nghị Công ty Tân Thuận có thể thế chấp tài sản để cho vay vốn đầu tư triển khai Dự án, hoặc chuyển nhượng 55% vốn góp để Quốc Cường Gia Lai triển khai Dự án.
Ông Trần Công Thiện với tư cách Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận đã báo cáo và được ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Tân Thuận thống nhất chuyển nhượng 45% trong 55% vốn góp tại Dự án Khu cao ốc căn hộ thương mại ven sông Tân Phong thuộc khu 4 của Công ty Tân Thuận cho Công ty Quốc Cường Gia Lai.
Sau đó, ông Thiện ký hợp đồng tư vấn dịch vụ thẩm định giá với Công ty cổ phần Thẩm định giá Thương Tín để thẩm định giá khu 4 với mục đích hợp tác đầu tư. Tháng 1/2016, Công ty cổ phần Thẩm định giá Thương Tín có Chứng thư thẩm định giá, xác định giá trị bình quân khu 4 là hơn 17,6 triệu đồng/m2.
Ông Thiện cũng tổ chức họp Hội đồng Xây dựng giá Công ty Tân Thuận gồm các thành viên: ông Trần Công Thiện, ông Trần Tấn Hải (Phó tổng giám đốc), bà Nguyễn Thị Ngọc Bích (Kế toán trưởng), ông Nguyễn Xuân Tùng (Phó trưởng phòng Kinh tế tổng hợp) để xây dựng giá chuyển nhượng 45% trong 55% vốn góp với giá 19,5 triệu đồng/m2.
Theo cơ quan công an, biết rõ mục đích chứng thư là “hợp tác đầu tư”, nhưng Hội đồng Xây dựng giá Công ty Tân Thuận lại sử dụng làm mục đích chuyển nhượng vốn góp và thực hiện không đúng quy chế xây dựng giá bất động sản kinh doanh, nhưng các thành viên vẫn thống nhất.
Sau đó, ngày 3/2/2016, ông Thiện cùng Công ty Quốc Cường Gia Lai làm văn bản thống nhất giá chuyển nhượng 45% trong 55% vốn góp của Công ty Tân Thuận cho Quốc Cường Gia Lai với giá 20 triệu đồng/m2.
Hội đồng Thành viên Công ty Tân Thuận sau khi thống nhất thông qua đề xuất chuyển nhượng như trên đã trình Văn phòng Thành ủy TP.HCM đề nghị chấp thuận chủ trương cho chuyển nhượng vốn góp.
Đề xuất được chuyển cho bộ phận tham mưu và ông Huỳnh Phước Long, khi đó giữ chức vụ Trưởng phòng Quản lý đầu tư kinh doanh vốn của Văn phòng Thành ủy TP.HCM, không kiểm tra lại giá đề xuất chuyển nhượng đúng hay không, mà đã ký tờ trình tham mưu gửi cấp trên đề xuất… như ý của Công ty Tân Thuận.
Lúc này, ông Phạm Văn Thông đang giữ chức Phó chánh văn phòng Thành ủy TP.HCM và được phân công làm đại diện chủ sở hữu tài sản, đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp tại Công ty Tân Thuận đã bút phê: “Đồng ý với đề xuất…”.
Với bút phê này, Công ty Tân Thuận đã chuyển nhượng 45% trong 55% vốn góp với giá thấp, gây thiệt hại ở Dự án Khu dân cư Ven sông hơn 61,5 tỷ đồng.
Sai phạm tại dự án này chưa dừng lại. Vào ngày 27/9/2017, Công ty Tân Thuận lại có văn bản đề xuất Văn phòng Thành ủy TP.HCM cho Công ty phân chia sản phẩm bằng hình thức hoán đổi 10% vốn góp còn lại thành sàn căn hộ, định giá theo hợp hợp đồng hợp tác và cho Công ty Tân Thuận bán nốt Dự án Khu cao ốc căn hộ - thương mại Ven sông (thuộc khu đất số 4) cho Công ty Quốc Cường Gia Lai.
Vẫn là ông Huỳnh Phước Long tham mưu, ký tờ trình đề xuất Văn phòng Thành ủy TP.HCM chấp thuận đề xuất của Công ty Tân Thuận.
Thời điểm này, ông Phan Thanh Tân được bổ nhiệm chức Phó chánh văn phòng Thành ủy TP.HCM và được phụ trách các công việc của ông Phạm Văn Thông trước đó.
Ông Tân đã bút phê “đồng ý” vào tờ trình do ông Long gửi lên. Chưa hết, ngày 17/10/2017, ông Tân còn ký văn bản gửi Công ty Tân Thuận, chấp thuận chủ trương cho công ty này thực hiện các thủ tục chuyển nhượng dự án và cho Hội đồng Thành viên Công ty được quyết định việc hoán đổi trị giá 10% vốn góp còn lại.
Theo cơ quan công an, với việc làm trên, ông Tân đã không xin ý kiến Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM theo quy định. Kết cục, với việc cho phép hoán đổi 10% vốn góp còn lại thành căn hộ của Công ty Tân Thuận, cả ông Long, ông Tân đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 18,5 tỷ đồng.
Như vậy, tổng số tiền Nhà nước thiệt hại ở Dự án Khu dân cư Ven sông là hơn 80 tỷ đồng.
-
Phúc thẩm vụ án Cục Đăng kiểm: Viện Kiểm sát đối đáp phần bào chữa của luật sư, bị cáo -
Bị cáo hối lộ cựu Chủ tịch NXB Giáo dục 20 tỷ đồng xin xét xử vắng mặt -
Kiểm tra, thanh tra loạt công ty xổ số, phát hiện nhiều vi phạm -
Vẫn đón khách khi bị đình chỉ hoạt động, Công ty TNHH Sài Gòn bị xử phạt -
Vụ án tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Doanh nghiệp hối lộ để trúng gói thầu ngàn tỷ -
Vi phạm quy định về bảo hiểm, Công ty Tơ lụa Quảng Nam bị phạt 175 triệu đồng -
Nông thôn miền Bắc ô nhiễm trầm trọng với mức bụi mịn vượt chuẩn nhiều lần
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam