-
"Điểm mặt" các biến số điều hướng giá vàng năm 2025 -
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu cho chính phủ, ngăn chặn nguy cơ đóng cửa -
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản -
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất cơ bản, đồng yên rớt giá thấp nhất 4 tháng -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Doanh số bán lẻ phản ánh sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Seoul vào ngày 26/5/2024 để tham dự cuộc gặp thượng đỉnh Trung - Nhật - Hàn. Ảnh: Reuters |
Cuộc gặp trên là cuộc gặp thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa Trung Quốc và hai đồng minh của Mỹ - Nhật Bản và Hàn Quốc trong 4 năm qua, nhằm nỗ lực khôi phục hoạt động thương mại và các cuộc đối thoại an ninh bị cản trở bởi căng thẳng toàn cầu, theo Reuters.
Các quan chức Seoul cho biết Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ thông qua tuyên bố chung về 6 lĩnh vực hợp tác, bao gồm: kinh tế và thương mại, khoa học và công nghệ, giao lưu nhân dân, y tế và già hóa dân số.
Theo truyền thông Nhật Bản, các nhà lãnh đạo của ba quốc gia cũng có thể đồng ý nối lại các cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do ba bên vốn đã bị đình trệ kể từ năm 2019.
Tại cuộc gặp thượng đỉnh, Thủ tướng Lý Cường đã kêu gọi nối lại toàn diện hợp tác ba bên với thái độ cởi mở và các biện pháp minh bạch, Tân Hoa xã đưa tin.
Thủ tướng Trung Quốc cho biết quan hệ giữa ba quốc gia đã không thay đổi bất chấp những biến đổi toàn cầu sâu sắc.
"Cuộc gặp hôm nay của chúng ta, lần đầu tiên sau hơn 4 năm, vừa là sự khởi động lại, vừa là một khởi đầu mới", Thủ tướng Lý Cường cho biết, theo một bài đăng trên mạng xã hội X của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đang cố gắng giải quyết vấn đề mất lòng tin ngày càng tăng trong bối cảnh cạnh tranh giữa Bắc Kinh và Washington cũng như căng thẳng về vấn đề Đài Loan.
Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc và Thủ tướng Nhật Bản đã vạch ra một lộ trình hợp tác chặt chẽ hơn với nhau và với Mỹ, bắt tay hợp tác ba bên chưa từng có với Mỹ trong lĩnh vực quân sự và các biện pháp khác.
Cuộc gặp thượng đỉnh Trung - Nhật - Hàn hôm 27/5 diễn ra một ngày sau khi các nhà lãnh đạo của ba quốc gia có các cuộc gặp riêng để hội đàm song phương.
Tại các cuộc gặp song phương, Thủ tướng Trung Quốc và Tổng thống Hàn Quốc đã nhất trí về đối thoại ngoại giao và an ninh cũng như nối lại các cuộc đàm phán thương mại tự do, trong khi Thủ tướng Nhật Bản và Thủ tướng Trung Quốc đã thảo luận về vấn đề Đài Loan và nhất trí tổ chức một vòng đối thoại kinh tế cấp cao song phương mới.
Tổng thống Hàn Quốc cũng đề nghị Trung Quốc đóng vai trò mang tính xây dựng với các đối tác của mình ở Triều Tiên, quốc gia đang mở rộng kho vũ khí hạt nhân và tên lửa bất chấp các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản hôm 27/5 cho biết Triều Tiên đã thông báo cho nước này về kế hoạch phóng tên lửa mang theo vệ tinh không gian từ ngày 27/5 đến ngày 4/6.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, các quan chức Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã có các cuộc điện đàm để đáp lại thông báo và yêu cầu Triều Tiên hủy vụ phóng tên lửa trên vì Bình Nhưỡng sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo vi phạm các nghị quyết của Liên hợp quốc.
Hợp tác thương mại giữa Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã có bước phát triển trong thập kỷ qua và ngày càng trở nên cạnh tranh.
Tuy nhiên, quan hệ hợp tác thương mại đó đã và đang gặp thử thách thêm bởi việc Mỹ kêu gọi các đồng minh của mình dịch chuyển chuỗi cung ứng các sản phẩm quan trọng, như chất bán dẫn, ra khỏi Trung Quốc.
Các quan chức và nhà ngoại giao từ Hàn Quốc và Nhật Bản nói rằng họ không chắc liệu cuộc gặp thượng đỉnh lần này sẽ cho ra những thông báo quan trọng hay không, nhưng chỉ cần gặp mặt sẽ giúp ba quốc gia vực dậy và khôi phục mối quan hệ vốn gặp căng thẳng của họ.
Bên lề cuộc gặp ba bên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng sẽ tham dự một diễn đàn với các giám đốc điều hành doanh nghiệp hàng đầu.
Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc đã tổ chức 16 vòng đàm phán chính thức về hiệp định thương mại tự do ba bên sau khi khởi động vòng đàm phán đầu tiên vào năm 2012.
Tại cuộc đàm phán gần đây nhất vào tháng 11/2019, ba bên đã nhất trí tự do hóa thương mại ở cấp độ cao hơn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mà cả ba nước đều là thành viên, bao gồm các lĩnh vực từ thương mại hàng hóa dịch vụ đến đầu tư, hải quan, cạnh tranh và thương mại điện tử.
-
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng cao hơn dự báo -
Lo lắng về giá vàng năm 2025 -
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản -
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất cơ bản, đồng yên rớt giá thấp nhất 4 tháng -
Honda và Nissan cân nhắc sáp nhập: Hướng đi tất yếu? -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Fed giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá
- Beiersdorf Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán