Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Một loạt “ông lớn” vào danh sách cổ phần hóa trong năm 2020
Thu Phương - 16/08/2019 14:40
 
Vừa qua, Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt danh mục 93 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020. Đáng chú ý có những cái tên như Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Xi măng Việt Nam,Tổng công ty Lương thực miền Bắc…

Cụ thể, các đối tượng áp dụng bởi quyết định thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020 được phân thành 3 nhóm.

Nhóm một gồm các doanh nghiệp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là Bộ quản lý ngành), Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là UBND cấp tỉnh) quyết định thành lập; người đại diện phần vốn Nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh nắm giữ cổ phần, vốn góp.

Nhóm hai gồm các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước quyết định thành lập; người đại diện phần vốn góp của tập đoàn kinh tế tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Nhóm ba bao gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn cổ phần nhà nước.

.
Trong 93 đơn vị có 4 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ. 

Theo quyết định của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét định kỳ hàng quý và trước ngày 30/9/2020 báo cáo kết quả thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty chịu trách nhiệm về việc không hoàn thành cổ phần hóa theo đúng tiến độ quy định.

Trong danh sách, doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020, gồm 93 đơn vị. 4 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank); Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Công ty mẹ (Vinacomin); Tổng công ty Lương thực miền Bắc (VinaFood I); Công ty TNHH MTV Khoáng sản.

Có 62 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhà nước giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ. Đáng chú ý như Tổng Công ty viễn thông Mobifone, Tổng Công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị (UCID), Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn, Tổng Công ty Bến Thành.

Ngoài ra, có 27 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống hoặc không nắm giữ cổ phần. bao gồm Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), Tổng công ty Giấy Việt Nam, Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)…

Trong danh sách được Chính phủ công bố cũng có một loạt doanh nghiệp lớn trực thuộc quản lý của UBND TP HCM, bao gồm: Tổng công ty Bến Thành (Benthanh Group); Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn (Resco); Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist); Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn (Sagri)… Ngoài ra là một loạt doanh nghiệp dịch vụ công ích và các đơn vị khác trực thuộc UBND TP HCM cũng nằm trong danh sách cổ phần hoá trước năm 2020.

Cắt ‘bầu sữa’ với doanh nghiệp trong diện cổ phần hóa
Sự thờ ơ của doanh nghiệp có vốn nhà nước, tâm lý níu giữ của một số bộ, ngành, cộng với những hạn chế trong định giá tài sản, kiểm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư