-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Về việc phối trộn vắc-xin mà ngành Y tế đang thực hiện, hiệu quả sẽ ra sao, bà Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho rằng, qua nghiên cứu bước đầu tại một số quốc gia, đến nay đã có bằng chứng về việc tiêm phối hợp mũi 1 là vắc-xin do AstraZeneca và mũi 2 là vắc-xin do Pfizer sản xuất, cho thấy đáp ứng miễn dịch tốt, tuy nhiên có thể tăng nhẹ phản ứng thông thường sau tiêm chủng.
Ảnh minh họa. |
Theo bà Hồng, để việc triển khai tiêm chủng an toàn, tăng diện bao phủ và đạt hiệu quả sử dụng tối đa vắc-xin từ các nguồn khác nhau, Bộ Y tế hướng dẫn "những người đã tiêm mũi 1 vắc-xin nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vắc-xin đó".
Trong trường hợp nguồn vắc-xin hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vắc-xin Pfizer/BioNtech cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc-xin AstraZeneca, nếu người được tiêm chủng đồng ý, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8-12 tuần.
Bộ Y tế yêu cầu không sử dụng vắc-xin do Moderna sản xuất hoặc các vắc-xin khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vắc-xin AstraZeneca.
Ngoài ra, những người đã tiêm vắc-xin Sinopharm, Pfizer, Moderna mũi thứ 1 thì mũi thứ 2 chỉ tiêm vắc-xin cùng loại. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Vậy nếu người dân tiêm vắc-xin mũi 2 quá thời hạn theo khuyến cáo của nhà sản xuất thì tác dụng của vắc-xin còn hiệu quả, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, hầu hết vắc-xin ngừa Covid-19 hiện nay đều tiêm 2 liều (khoảng cách giữa 2 liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
Cụ thể, vắc-xin AstraZeneca, mũi 1 cách mũi 2 khoảng 8-12 tuần; vắc-xin Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V), mũi 1 cách mũi 2 - 3 tuần; vắc-xinComirnaty của hãng Pfizer, mũi 1 cách mũi 2 khoảng 3 tuần; vắc-xin (Vero Cell), mũi 1 cách mũi 2 là 3 - 4 tuần; vắc-xin Moderna, mũi 1 cách mũi 2 - 4 tuần.
Vắc-xin phòng Covid-19 hiện nay đều là vắc-xin mới, hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin phòng Covid-19 theo các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng của nhà sản xuất, việc theo dõi về hiệu quả và thời gian bảo vệ của vắc-xin vẫn đang được tiếp tục theo dõi và đánh giá.
Chúng ta cũng chưa có khuyến cáo tiêm nhắc lại đối với vắc-xin phòng Covid-19 sau khi đã tiêm đủ 2 liều. Các vắc-xin phòng Covid-19 hiện nay đều có hiệu lực từ trên 60 đến 95% vì vậy Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo vắc-xin là một vũ khí để chấm dứt đại dịch Covid-19.
Hiện nhiều người dân cho rằng tiêm vắc-xin đủ 2 mũi là không lo mắc Covid-19, theo bà Hồng điều này là chưa hiểu đầy đủ.
Chuyên gia nhấn mạnh, vắc-xin là vũ khí hiệu quả và phòng chống bệnh truyền nhiễm một cách bền vững nhất. Trong bối cảnh bình thường, sản xuất vắc-xin mất khoảng thời gian từ 4 - 5 năm, thậm chí 10 năm. Riêng vắc-xin ngừa Covid-19 sản xuất chưa đầy một năm và được cấp phép sử dụng theo điều kiện khẩn cấp nên hiệu quả phòng bệnh cũng có những chênh lệch nhất định giữa các loại vắc-xin.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng chưa có nghiên cứu về việc tiêm xong bao lâu thì có hiệu quả phòng bệnh, cũng chưa rõ hiệu quả ngăn cản quá trình lây lan dịch bệnh.
Chỉ có một điều chắc chắn đã được chứng minh là vắc-xin sẽ giảm triệu chứng nặng và giảm tử vong sau khi mắc Covid-19. Do đó, kể cả sau tiêm vắc-xin chúng ta vẫn không được chủ quan, vẫn phải áp dụng 5K.
Trước lo ngại của nhiều người về việc virus SARS-CoV-2 biển đổi liên tục với nhiều biến chủng mới, liệu vắc-xin Covid-19 đang lưu hành có tác dụng theo bà Hồng, vắc-xin phòng Covid-19 hiện nay đều là vắc-xin mới, hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin phòng Covid-19 theo các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng của nhà sản xuất, việc theo dõi biến chủng mới và hiệu quả của vắc-xin vẫn đang được tiếp tục theo dõi và đánh giá.
Một số nghiên cứu mới đây cho thấy vắc-xin Covid-19 vẫn có tác dụng phòng bệnh với một số biến chủng của virus SARS-CoV-2.
Thực tế cho thấy các biến chủng của virus không thể ngay lập tức làm vô hiệu hóa hiệu quả của vắc-xin. Tổ chức Y tế thế giới tiếp tục khuyến cáo tiêm chủng vắc-xin là biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả phòng chống bệnh Covid-19.
-
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025