Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Một số điểm lưu ý khi xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu năm 2023
Minh Nhung - 06/11/2022 14:38
 
Những năm qua, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, khi dự kiến kế hoạch năm 2023 cần lưu ý một số vấn đề.

Năm 2023, theo dự kiến kế hoạch, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta đạt 795 USD, vượt xa so với con số của năm 2021 (668,5 tỷ USD) và tăng 8% so với năm 2022.

Tỷ lệ tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa/GDP của Việt Nam theo dự kiến kế hoạch 2023 tiếp tục đạt mức cao là 181,5%. Điều này thể hiện độ mở lớn của kinh tế Việt Nam. Độ mở lớn này góp phần vào sự đổi mới ở trong nước; tăng trưởng kinh tế liên tục trong thời gian dài, giúp Việt Nam đạt tăng trưởng dương ngay cả trong 2 năm đại dịch Covid-19.

Dự kiến kế hoạch năm 2023, xuất khẩu có quy mô lớn hơn nhập khẩu, Việt Nam xuất siêu khoảng 1 tỷ USD và đây là năm thứ 8 liên tục Việt Nam duy trì xuất siêu. Việc duy trì xuất siêu góp phần quan trọng giúp nước ta cải thiện cán cân thanh toán; dự trữ ngoại hối tăng nhanh, đạt kỷ lục (trên 100 tỷ USD) vào quý I/2022; giá USD tăng chậm lại từ năm 2016, giảm trong 2 năm 2020 - 2021 và 9 tháng năm 2022 tăng bình quân 0,7%.

Tuy nhiên, khi xây dựng kế hoạch về xuất, nhập khẩu, không nên đưa quy mô tuyệt đối, mà chỉ nên đặt mục tiêu về tốc độ tăng. Năm 2023, mục tiêu tăng 8% tuy thấp hơn tốc độ tăng tương ứng của nhiều năm (như năm 2017, 2021, 2022…), nhưng cũng cao hơn một số năm (như năm 2016, 2019, 2020…).

Từ quy mô tuyệt đối dự kiến kế hoạch năm 2023 về tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu (795 tỷ USD) và mức xuất siêu (1 tỷ USD), ước tính năm 2023 kim ngạch xuất khẩu đạt 398 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 397 tỷ USD. Con số tương ứng của năm 2022 ước tính là 373 tỷ USD và 363 tỷ USD. Theo đó, xuất khẩu năm 2022 tăng 10,9%, năm 2023 tăng 6,7% - đều là tốc độ tăng thấp; nhập khẩu năm 2022 tăng 9,3%, năm 2023 tăng 9,4% - đều là tốc độ tăng cao. Bởi vậy, dự kiến kế hoạch nên đưa tốc độ tăng, để vừa thấy xu hướng, vừa thấy quan hệ giữa xu hướng tăng xuất khẩu và nhập khẩu.

Mặc dù dự kiến kế hoạch năm 2023 xuất siêu 1 tỷ USD và là năm thứ 8 liên tục xuất siêu, nhưng đó là mức xuất siêu thấp nhất trong 8 năm và dự kiến kế hoạch chưa đưa ra những yếu tố về sự suy giảm mức xuất siêu.

Trên thực tế, nhiều đối tác thương mại lớn của Việt Nam đều đang trong tình trạng lạm phát cao, đều muốn nhập khẩu để giảm bớt áp lực của lạm phát. Việt Nam đang là địa chỉ được các đối tác nhập khẩu lựa chọn, bởi có nhiều thế mạnh về nông, lâm - thủy sản, trong khi nguồn từ Nga, Ukraine gặp khó vì xung đột chính trị; nhiều nước đang theo đuổi mục tiêu tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp - thủy sản.

Bên cạnh đó, với sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài vào một số ngành công nghiệp có kỹ thuật - công nghệ hiện đại (nhất là điện thoại và linh kiện…), sản phẩm từ Việt Nam đã có mặt tại nhiều thị trường lớn. Hơn nữa, Việt Nam đang có nhiều lợi thế nhờ ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do đã ký kết. Đây là những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian tới.

Kỷ lục xuất nhập khẩu 620 tỷ USD, sắp bằng cả năm 2021
Tính đến ngày 21/10, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đạt 620 tỷ USD, xuất siêu gần 8 tỷ USD, đây là một kỷ lục.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư