
-
UOB Việt Nam tài trợ tín dụng thương mại xanh cho NAVICO
-
Đồng Pi bị thổi bay hơn 80% giá trị sau hơn 1 tháng lên sàn
-
Phát hành trái phiếu quý I/2025 thấp nhất 5 năm, riêng phát hành ra công chúng tăng tới 68%
-
NCB ghi nhận hơn 125 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2025 nhờ chiến lược mới
-
Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu -
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng”
Theo kết quả công bố, một tổ chức tín dụng trong nước đã hấp thụ hết 500 tỷ đồng trái phiếu nói trên. Bên đứng ra tổ chức tư vấn hồ sơ chào cho thương vụ này là Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và Ngân hàng TMCP Quân đội (MB,) là bên tổ chức đăng ký lưu ký.
Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không được đảm bảo bằng tài sản, là nợ thứ cấp của tổ chức phát hành, với lãi suất phát hành thực tế áp dụng cho kỳ thanh toán lãi đầu tiên là 7,775%/năm.
![]() |
Ngày 18/5 vừa qua, HĐQT HDBank đã chấp thuận chủ trương phát hành trái phiếu lần 1/2021 với tổng mệnh giá phát hành tối đa 1.500 tỷ đồng và 10.000 tỷ đồng trái phiếu phát hành lần 2/2021.
Trước đó, HDBank thông báo sẽ mua lại 4.000 tỷ đồng trái phiếu đã phát hành. Thời gian dự kiến mua lại từ ngày 25/5-10/6.
Theo kế hoạch năm 2021, HDBank muốn huy động tối đa 11.500 tỷ đồng trái phiếu thông qua hai đợt. Trong đó, đợt thứ nhất phát hành tối đa 1.500 tỷ đồng và đợt thứ hai là 10.000 tỷ đồng. Đây cũng sẽ là hai đợt phát hành đầu tiên của HDBank trong năm nay.
Trong năm 2020, HDBank là ngân hàng phát hành trái phiếu cao thứ hai toàn ngành, xếp sau BIDV, với gần 17.600 tỷ đồng.
Năm 2020, HDBank cũng là ngân hàng trong nước duy nhất phát hành thành công 160 triệu USD (tương đương 3.680 tỷ đồng) trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế để bổ sung vốn cấp 2 theo hình thức chào bán riêng lẻ, với kỳ hạn là 5 năm 1 ngày, lãi suất cố định là 4,5%/năm.
Ngày 4/6/2021, Hội đồng quản trị HDBank phê duyệt triển khai tăng vốn điều lệ năm 2021 theo phương án được đại hội đồng cổ đông thông qua.
Theo đó, Ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ thêm 3.984 tỷ đồng thông qua phát hành hơn 398 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2020, với tỷ lệ phân phối 25%.
Nguồn vốn để phát hành từ lợi nhuận chưa phân phối đã được kiểm toán và trích lập đầy đủ các quỹ theo quy định. Tiếp đó HDBank sẽ phát hành 20 triệu cổ phiếu cho người lao động (ESOP) với giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu.
Khi hoàn tất các phương án phát hành nêu trên, vốn điều lệ của HDBank sẽ tăng từ 16.088 tỷ đồng lên 20.273 tỷ đồng.
Kết thúc quý 1/2021, HDBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 2.100 tỷ đồng, tăng 68% so với quý 1/2020 với đóng góp tích cực từ thu dịch vụ.
Các chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên tài sản (ROA) đạt lần lượt 26,3% và 2,1%, tăng mạnh so với quý I/2020. Hệ số an toàn vốn CAR (Basel II) đạt trên 12% trong khi tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ chỉ 1,1%.
Theo kế hoạch đã được đại hội cổ đông HDBank thông qua năm 2021 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 7.281 tỷ đồng, tăng 25% so với năm ngoái.

-
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng” -
Chubb Life mở rộng chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng -
Đã có 26 ngân hàng giảm lãi suất, có ngân hàng giảm 7 lần trong1 tháng -
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng -
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 21.000 tỷ đồng trước thuế năm 2025 -
Agribank có tân Chủ tịch Hội đồng thành viên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort