
-
MSB thông báo sắp sáp nhập một ngân hàng, lộ “bí mật” với PG Bank
-
Lãi suất cho vay “đủng đỉnh”, doanh nghiệp địa ốc lo lắng
-
Cổ đông lớn thoái vốn, PG Bank có duy trì được lợi thế?
-
Ngân hàng Việt vẫn hấp dẫn nhà đầu tư ngoại
-
Bán lẻ Vietcombank và vị thế người dẫn đầu -
Ngân hàng phát hành trái phiếu riêng lẻ: Kiểm toán "bó tay" xác định "đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương"
![]() |
MSB sẽ thoái hết vốn khỏi các công ty con. |
AMC và FCCOM là hai công ty con mà MSB sở hữu 100% vốn, trong đó AMC là công ty quản lý nợ và khai thác tài sản MSB với vốn điều lệ 100 tỷ đồng và FCCOM là công ty tài chính MTV Cộng đồng với vốn điều lệ 500 tỷ đồng.
Việc thoái vốn khỏi hai công ty này nằm trong định hướng chiến lược của MSB nhằm tập trung nguồn lực phát triển mạnh mảng kinh doanh cốt lõi của ngân hàng. Khoản thu từ thoái vốn khỏi AMC đã được ghi nhận vào lợi nhuận năm nay của ngân hàng.
Trước đó, trong buổi gặp gỡ nhà đầu tư hôm 21/12/2021, CEO MSB Nguyễn Hoàng Linh cũng tiết lộ thương vụ chuyển nhượng FCCOM sẽ mang lại cho MSB khoản lợi nhuận khoảng 2.000 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn tất và hạch toán lợi nhuận trong năm 2022.
Năm 2021, MSB có kết quả kinh doanh khả quan với lợi nhuận trước thuế ước tính khoảng 5.000 tỷ đồng, tổng tài sản đến cuối năm nay ước đạt 200.000 tỷ đồng, tăng hơn 13% so với cuối năm trước. Tăng trưởng tín dụng 22% và huy động vốn tăng 11%. CASA của ngân hàng năm nay ước tính đạt khoảng 34.000 tỷ đồng, nằm trong Top 3 trên thị trường.
Năm 2022, MSB đặt mục tiêu tài sản tăng 15% lên 230.000 tỷ đồng, tín dụng tăng 25%, tùy thuộc vào sự phê duyệt của Ngân hàng nhà nước. Lãi trước thuế mục tiêu tăng hơn 30%, lên 6.800 tỷ đồng.
Chiến lược tập trung chuyển đổi số, số hóa ngân hàng hiện hữu tiếp tục được MSB đẩy mạnh với mục tiêu cải thiện chi phí, tăng CASA hướng tới mốc 40.000 tỷ năm 2023, dự kiến hoàn thành sớm trong năm 2022.
Ngân hàng cũng định hướng đẩy mạnh mảng private banking, phục vụ đối tượng khách hàng thượng lưu sau khi ký kết hợp tác với ngân hàng Kaleido Thụy Sĩ để phát triển mảng này vào tháng 11/2021.
Năm 2021, Ngân hàng hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 15.275 tỷ đồng thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30%. Trong các năm tới, MSB dự kiến tiếp tục duy trì tốc độ tăng vốn này, hướng đến mục tiêu vốn điều lệ lên 20.000 tỷ đồng trong năm 2022.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu MSB đóng cửa ngày 28/12/2021 ở mức giá 27.500 đồng/cổ phiếu, thị giá đã tăng hơn 2 lần so với thời điểm chào sàn cách đây 1 năm, vốn hóa ở thời điểm hiện tại đạt hơn 42.006 tỷ đồng. Với P/E và P/B vẫn ở mức thấp hơn so với bình quân ngành, cổ phiếu MSB vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư giá trị cho năm 2022.

-
Bán lẻ Vietcombank và vị thế người dẫn đầu -
Nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng yếu kém, ngân hàng được nới room ngoại lên 49% -
Ngân hàng phát hành trái phiếu riêng lẻ: Kiểm toán "bó tay" xác định "đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương" -
Vì sao Ngân hàng Nhà nước chỉ nới room ngoại lên 49% cho số ít ngân hàng? -
Lãi suất liên ngân hàng giảm về sát 1%, NHNN tiếp tục ế vốn, lãi vay vẫn giảm chậm -
Hủy vốn vay Ngân hàng Thế giới không có khả năng sử dụng -
Vụ sụp đổ của SVB, Credit Suisse: Một số lưu ý đối với Việt Nam
-
1 Nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng yếu kém, ngân hàng được nới room ngoại lên 49%
-
2 Thuê bao Viettel, VinaPhone, MobiFone, Vietnamobile, Itelecom, Local, Wintel chuẩn hóa thông tin cần chú ý gì?
-
3 Vụ sụp đổ của SVB, Credit Suisse: Một số lưu ý đối với Việt Nam
-
4 Khe cửa hẹp cho ngân hàng "giải cứu" trái phiếu
-
5 M&A - “phao cứu sinh” doanh nghiệp bất động sản
-
Hội thảo khảo sát môi trường đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp điện tử Trung Quốc
-
TKV: Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý kỹ thuật công nghệ, quản trị chi phí khối khoáng sản - hóa chất
-
Ứng dụng gọi xe đầu tiên có lãi tại Việt Nam
-
ICAEW xây dựng cộng đồng Chartered Accountant vững mạnh tại Việt Nam
-
Bosch Việt Nam đạt chứng nhận “Great Place to Work” năm 2023
-
Sika tổ chức triển lãm “Hành trình 30 năm xây dựng niềm tin tại Việt Nam”