
-
PV Drilling quay trở lại kế hoạch trả cổ tức tiền mặt
-
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu
-
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính
-
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng
-
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025 -
Thép Nam Kim trước thực tế bất ổn của thị trường xuất khẩu
![]() |
MSB dự kiến lợi nhuận năm 2021 đạt kỷ lục 6.800 tỷ đồng. |
Thông tin tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư mới đây, ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc MSB cho hay, năm 2021, MSB kỳ vọng lãi trước thuế 5.000 tỷ đồng. Đến hết tháng 10, lãi trước thuế của MSB đạt 4.600 tỷ đồng, vượt 40% kế hoạch cả năm.
Tại buổi gặp, lãnh đạo MSB cũng cập nhật tiến độ bán cổ phần tại FCCOM. Ngân hàng đã ký thỏa thuận bảo mật với các đối tác. Lợi nhuận ước tính từ thương vụ bán 100% FCCOM, khoảng 2.000 tỷ đồng. Ngân hàng sẽ hoàn tất trong năm 2022.
Với lợi nhuận khả quan, lãnh đạo MSB cho biết sẽ trình Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chia cổ tức tỷ lệ 30% cho năm 2021. Tuy nhiên, phương thức chia sẽ được cân đối để phù hợp với tình hình tài chính và tốc độ tăng trưởng tài sản. MSB sẽ giữ tỷ lệ an toàn vốn cao hơn so với tiêu chuẩn chung nhưng sẽ duy trì mức hợp lý đạt tối ưu về hiệu quả sử dụng vốn.
Tính đến cuối năm nay, tổng tài sản MSB ước đạt 200.000 tỷ đồng, tăng hơn 13% so với cuối năm trước. Tăng trưởng tín dụng 22% và huy động vốn tăng 11%. MSB ước tính tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đến cuối năm sẽ đạt 34.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 34% tiền gửi, nằm trong top 3 trên thị trường. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng được ngân hàng tập trung với mục tiêu đạt 40.000 tỷ đồng vào năm 2023.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hằng, CFO MSB, hiện nay, lượng CASA từ khách hàng cá nhân tăng bình quân 400-500 tỷ đồng mỗi tháng và có thể chạm mục tiêu sớm hơn dự kiến. Ngân hàng đang chú trọng hơn vào các dịch vụ mang lại giá trị gia tăng thêm cho khách hàng, tập trung nhóm ưu tiên.
Về nợ xấu, đến cuối tháng 11/2021, tỷ lệ nợ xấu quá hạn của ngân hàng ở mức 1,38%. Nợ nhóm hai chiếm gần 1,5%. Tổng nợ cơ cấu lại ở mức 2.200 tỷ đồng. Ngân hàng đã trích lập 30% theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. MSB ước tính trong năm 2022, lượng dư nợ tác động bởi dịch Covid-19 sẽ không thay đổi nhiều. Các khách hàng của MSB hiện nay đều có khả năng trả nợ, đều đặn hàng tháng và được kiểm soát.
Năm 2022, MSB đặt mục tiêu tài sản tăng 15% lên 230.000 tỷ đồng, tín dụng tăng 25%, tùy thuộc vào sự phê duyệt của Ngân hàng nhà nước. Lãi trước thuế mục tiêu tăng hơn 30%, lên 6.800 tỷ đồng, bao gồm lợi nhuận từ thương vụ bán FCCOM.
CEO Nguyễn Hoàng Linh chia sẻ nhà băng kỳ vọng có thể được Ngân hàng Nhà nước cấp hạn mức tín dụng theo kế hoạch nhờ đáp ứng được chỉ tiêu về an toàn vốn, tiêu chuẩn danh mục tín dụng và những hỗ trợ với doanh nghiệp, người dân.
Chia sẻ về định giá cổ phiếu MSB, hiện nay, CFO ngân hàng nhận định P/E, P/B của MSB hiện thấp hơn trung bình ngành. Bà Hằng nhận định với tốc độ tăng trưởng trong năm sau, các chỉ số này cao hơn trung bình ngành, P/B ở mức từ 2,2 - 2,5 trong năm 2022.

-
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu -
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính -
Gỗ Đức Thành muốn bán bớt tài sản để trả bớt nợ vay dài hạn hoặc tái đầu tư -
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng -
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025 -
ĐHĐCĐ MIC: Lợi nhuận mục tiêu tăng 75%, đầu tư nhiều hơn vào cổ phiếu, trái phiếu -
Thép Nam Kim trước thực tế bất ổn của thị trường xuất khẩu
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng