-
Ngân hàng Nhà nước: Có khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% -
Cử tri nhiều tỉnh, thành đồng loạt kiến nghị về quản lý thị trường vàng -
Standard Chartered Việt Nam bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên -
Ngư dân bể nợ vì tàu 67, Ngân hàng Nhà nước nói gì? -
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà -
Ngân hàng NCB ưu đãi lớn mừng sinh nhật 29 năm
Theo đó, MSB sẽ tăng vốn theo hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận để lại tính theo báo cáo tài chính kiểm toán tại 31/12/2023 sau khi trích các quỹ theo luật định. Tỷ lệ phát hành là 30% trên tổng số cổ phần đang lưu hành (người sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 30 cổ phiếu), tương đương phát hành thêm 600 triệu cổ phiếu. Với tỷ lệ này, MSB trở thành ngân hàng có mức trả cổ tức cao nhất trong năm nay. Sau khi tăng vốn, tổng số lượng cổ phiếu lưu hành sẽ là 2,6 tỷ cổ phiếu, tương ứng với vốn điều lệ mới đạt 26.000 tỷ đồng.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã lần lượt ban hành các văn bản chấp thuận đề nghị tăng vốn này.
Việc tăng vốn điều lệ giúp MSB nâng cao năng lực tài chính, gia tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh cũng như quản trị rủi ro. Đồng thời, đây cũng là cơ sở vững chắc thúc đẩy nhanh chóng và hiệu quả tiến trình số hóa, xanh hóa toàn diện ngân hàng.
Vừa qua, MSB đã công bố kết quả kinh doanh quý 2 với sự tăng trưởng ổn định trên hầu hết các chỉ tiêu quan trọng. Theo đó, kết thúc 6 tháng đầu năm, MSB tăng trưởng tín dụng tới 11,5%, thuộc nhóm đầu ngành. Huy động từ khách hàng và giấy tờ có giá của ngân hàng hợp nhất tăng lần lượt 15% và 64% so với cuối năm 2023. Bên cạnh đó, số dư tiền gửi không kỳ hạn đạt hơn 40.500 tỷ đồng, tăng 15,4% so với cuối năm trước và giữ xu hướng đi ngang so với mốc 40.300 tỷ đồng hồi quý I/2024.
Kết thúc 6 tháng, tỉ lệ CASA trong tổng cơ cấu nguồn vốn huy động đạt 26,71%, tuy giảm nhẹ so với quý trước nhưng vẫn thuộc nhóm đầu thị trường, chủ yếu do tiền gửi có kỳ hạn tăng trở lại. “CASA vẫn được MSB chú trọng như một lợi thế của ngân hàng để giảm thiểu chi phí vốn” – đại diện MSB chia sẻ.
Tổng tài sản của MSB tại 30/6/2024 đạt hơn 295.500 tỷ đồng, tăng 10,69% so với cuối năm 2023. Ngoài tăng trưởng về cho vay khách hàng, mức tăng của tổng tài sản được hỗ trợ mạnh từ mảng chứng khoản đầu tư với tốc độ tăng trên 40% so với 31/12/2023, ghi nhận trên 53.100 tỷ đồng, trong đó khoảng 66% đến từ đầu tư trái phiếu Chính phủ.
Nhờ đa dạng hóa doanh thu, tổng thu thuần (TOI) hợp nhất của MSB đạt 7.031 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ 2023. Trong đó, thu nhập lãi thuần vẫn là trụ cột chính với mức đóng góp hơn 4.700 tỷ đồng, tăng 8% so với 6 tháng đầu năm 2023. Đáng chú ý, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng trong nửa đầu năm đạt mức tăng trưởng ấn tượng, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ 2023, nhờ đó nâng tỷ trọng đóng góp của thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động lên trên 33,05%. Tỷ trọng này cải thiện đáng kể so với mức 24,14% hồi cuối quý I/2024.
Hai lĩnh vực sút giảm mạnh của ngân hàng là lĩnh vực dịch vụ và chứng khoán kinh doanh. Trong nửa đầu năm, lãi thuần từ dịch vụ của ngân hàng giảm 38% trong khi chứng khoán kinh doanh lỗ tới 1.874 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 348 tỷ đồng.
Tính tới cuối tháng 6/2024, tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR) đã xuống mức 30,9% từ mốc 39,3% hồi cuối năm 2023 và 33,6% hồi quý I/2024.
Qua nửa chặng đường năm 2024, MSB ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt gần 3.690 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 54% kế hoạch lợi nhuận năm. Biên lãi thuần (NIM) của MSB tại thời điểm kết thúc bán niên đạt 3,7% - giữ mức hiệu quả trong bối cảnh thị trường hiện nay.
-
Ngư dân bể nợ vì tàu 67, Ngân hàng Nhà nước nói gì? -
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà -
Ngân hàng NCB ưu đãi lớn mừng sinh nhật 29 năm -
Chỉ trong 7 ngày, hơn 1 tỷ USD tháo chạy khỏi các quỹ ETF bitcoin -
ADB lần thứ hai vinh danh HDBank là "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" -
Hơn 1 triệu tỷ đồng chờ bơm ra nền kinh tế: Kích tiêu dùng để đẩy tín dụng -
Chủ tịch Sacombank, PNJ thu nhập hơn 700 triệu đồng/tháng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9 -
2 Đề xuất quy hoạch sân bay Phú Quốc có công suất lên tới 18 triệu hành khách/năm -
3 Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà -
4 Bộ Công thương lý giải việc điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII -
5 Hơn 1 triệu tỷ đồng chờ bơm ra nền kinh tế: Kích tiêu dùng để đẩy tín dụng
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng