
-
Đà Nẵng tổ chức hội thảo, kêu gọi đầu tư vào lĩnh AI
-
Bộ Tài chính đề xuất chính sách vượt trội hỗ trợ học viên ngành STEM
-
Quỹ đầu tư ươm tạo các startup ứng dụng blockchain
-
Rà soát bán thuốc chữa bệnh, sữa, thực phẩm chức năng online
-
Thu hút hiệu quả dòng vốn đầu tư cho các lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo -
Việt Nam hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2025
Ngày 2/12/2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2020; phương hướng, nhiệm vụ phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bộ Chính trị đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM đã phát huy tốt truyền thống cách mạng, kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Quy mô kinh tế của Thành phố năm 2020 tăng gấp 2,7 lần, GRDP bình quân đầu người tăng gấp đôi so với năm 2010;
Kinh tế Thành phố tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện chất lượng phát triển trên nền tảng ứng dụng khoa học và công nghệ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tập trung vào các ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao; thu ngân sách Nhà nước hằng năm trên địa bàn vượt kế hoạch.
![]() |
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị. |
Các lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao đạt được nhiều kết quả tích cực; công tác bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, giảm nghèo bền vững đạt nhiều kết quả; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng nâng lên...
Bên cạnh các kết quả đạt được, Bộ Chính trị đã chỉ ra những hạn chế, yếu kém như: Chưa khai thác tốt tiềm năng, lợi thế phát triển của Thành phố, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại so với giai đoạn trước, năng lực cạnh tranh quốc tế còn thấp, môi trường đầu tư chậm cải thiện, liên kết vùng chưa đạt kết quả thực chất, vai trò đầu tàu, động lực tăng trưởng kinh tế của cả nước giảm sút, chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người không đạt. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước có mặt hạn chế, yếu kém...
Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của TP.HCM, với vai trò đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, là đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, đầu tàu, động lực của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước, Bộ Chính trị thống nhất ban hành Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM với mục tiêu đến năm 2030 là thành phố dịch vụ công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ, văn hóa của khu vực Đông Nam Á, hội nhập quốc tế sâu rộng; đến năm 2045, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ châu Á, là điểm đến hấp dẫn toàn cầu, kinh tế, văn hóa phát triển đặc sắc, có chất lượng cuộc sống cao; là đô thị phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới.
Bộ Chính trị yêu cầu Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, bộ, ngành Trung ương và các địa phường tập trung thực hiện hiệu quả Nghị quyết. Tiếp tục quán triệt, thống nhất, nâng cao nhận thức, đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng và phát triển Thành phố trong giai đoạn mới;
Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh quốc tế; tăng cường liên kết phát triển vùng; đây mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, bảo đảm hạ tầng đi trước một bước. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiệm kỷ cương quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch. Phát triển đô thị bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu;
Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để thành phố phát triển nhanh và bền vững. Phát triển mạnh mẽ văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân, xây dựng con người thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, xứng đáng với thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh;
Bảo đảm quốc phòng an ninh, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế. Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; Hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về thành phó, tiếp tục đây mạnh phân cấp, phân quyền và thí điểm thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
-
Thủ tướng phát động phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số" -
Việt Nam thành điểm nóng đầu tư đổi mới sáng tạo -
Quỹ đầu tư ươm tạo các startup ứng dụng blockchain -
Viettel Post nhắm đích doanh thu hơn 21.000 tỷ đồng -
Vĩnh Phúc đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ trong thời đại số -
Rà soát bán thuốc chữa bệnh, sữa, thực phẩm chức năng online -
Thu hút hiệu quả dòng vốn đầu tư cho các lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô