
-
Công ty năng lượng Phần Lan: Nga sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Helsinki từ ngày 21/5
-
Nhà đầu tư Mỹ nhìn nhận tích cực về môi trường đầu tư của Việt Nam
-
Trung Quốc vẫn nắm "quân bài tẩy" trong chuỗi cung ứng toàn cầu
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Joe Biden -
ASEAN và Hoa Kỳ cam kết thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện -
Bức tranh kinh tế Trung Quốc tháng 4 gây thất vọng
![]() |
Tàu container của Trung Quốc neo tại cảng Long Beach ở California, Mỹ, ngày 20/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN |
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trong buổi họp báo ở Nhà Trắng, ông Biden nói: "Tôi mong muốn được đứng ở một vị thế để có thể tuyên bố rằng họ đang đáp ứng các cam kết... và có thể dỡ bỏ phần nào thuế quan... nhưng chúng tôi vẫn chưa đạt đến mốc đó". Tuy nhiên, ông cho biết Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai đang nghiên cứu về khả năng này, nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ phải làm nhiều hơn nữa để đáp ứng các cam kết thương mại.
Tổng thống Biden cho hay một số nhóm doanh nghiệp đang kêu gọi ông bắt đầu dỡ bỏ mức thuế quan 25% mà Mỹ áp đặt lên lượng hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc. Ông nhấn mạnh còn quá sớm để thúc đẩy quyết định dỡ bỏ thuế quan bởi Trung Quốc không tăng cường mua hàng hóa của Mỹ như cam kết đưa ra trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 mà hai bên đã ký hồi tháng 1/2020. Hồi tuần trước, Trung Quốc đã bày tỏ hy vọng Mỹ tạo điều kiện mở rộng hợp tác thương mại song phương.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký Thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 1/2020. Thỏa thuận này giúp xoa dịu cuộc chiến thương mại kéo dài gần 18 tháng giữa hai nước, ảnh hưởng tới hoạt động trao đổi hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD do cuộc chiến thuế quan "ăn miếng trả miếng”. Theo thỏa thuận, Bắc Kinh cam kết sẽ tăng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa nông nghiệp và chế tạo, năng lượng cùng dịch vụ của Mỹ thêm 200 tỷ USD so với mức năm 2017 trong vòng 2 năm.
Dưới thời chính phủ của Tổng thống Biden, quan hệ Mỹ - Trung Quốc tiếp tục căng thẳng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã tác động không nhỏ tới thị trường toàn cầu. Với lập trường khác biệt, năm 2021, Mỹ nhiều lần chỉ trích Trung Quốc không tuân thủ thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 và vẫn duy trì một số mức thuế, tối đa lên tới 25%, đối với hàng trăm tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc; đưa hàng chục công ty và các viện nghiên cứu của Trung Quốc vào “danh sách đen” thương mại. Trong khi đó, Trung Quốc một mặt kêu gọi Mỹ dỡ bỏ thuế quan, tăng cường hợp tác đưa quan hệ kinh tế-thương mại hai nước trở lại đúng hướng, mặt khác tìm cách đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, giảm lệ thuộc vào thị trường bên ngoài và sử dụng thị trường nội địa để thu hút các nhà đầu tư quốc tế.

-
Liên hợp quốc hạ dự báo kinh tế toàn cầu năm 2022 về mức 3,1% -
Singapore Airlines báo lỗ gần 700 triệu USD -
Các tổ chức tài chính quốc tế tiếp tục hạ triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc -
Fed sẽ không ngần ngại tăng lãi suất đến khi lạm phát "hạ nhiệt" -
Trung Quốc vẫn nắm "quân bài tẩy" trong chuỗi cung ứng toàn cầu -
Dự trữ dầu chiến lược của Mỹ xuống mức thấp nhất trong 35 năm
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/5
-
2 Các ngân hàng đang đầu tư trái phiếu doanh nghiệp như thế nào?
-
3 Hà Nội sẽ bố trí đủ 23.524 tỷ đồng xây dựng đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô
-
4 VEPR dự báo 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022
-
5 Cảnh báo vỡ nợ chéo từ “quả bom” trái phiếu - Kỳ 1: Bom nợ âm ỉ từ những hợp đồng ma quái
-
Khởi công dự án Quần thể khu du lịch sinh thái, cáp treo Mẫu Sơn
-
Nhà thuốc Ngọc Anh nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ
-
Emeralda Resort Ninh Bình - sự lựa chọn hoàn hảo cho sự kiện và hội nghị đẳng cấp
-
Cen Land tiếp tục đồng hành cùng Shark Tank Việt Nam mùa 5
-
Huda hướng tới mục tiêu phá kỷ lục “bàn tiệc dài nhất châu Á”
-
Rong ruổi phương Nam: Nét duyên của mảnh đất dạ cổ hoài lang