
-
Việt Nam coi trọng củng cố, mở rộng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga
-
Đề nghị phạt nặng người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật
-
Nghị quyết 68 là bước đột phá lần thứ 3 trong phát triển kinh tế tư nhân
-
Cần có quy định cụ thể về cấp sổ đỏ lần đầu tại cấp xã
-
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga -
Việt Nam mong sớm kết thúc đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN
![]() |
Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Jim Mattis trao đổi với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Australia Julie Bishop |
Australia và Nhật Bản vừa cùng với Mỹ xây dựng một chiến lược đầu tư vào các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm chống lại sự ảnh hưởng đang tăng lên từ phía Trung Quốc - nước đưa ra Sáng kiến Vành đai và Con đường với dự kiến đầu tư tới 760 tỷ bảng Anh trong một thập kỷ tới.
Mô tả chiến lược này, ông Mike Pompeo, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra cam kết về một kỷ nguyên mới can dự và chống lại bất cứ nước nào có tham vọng bá chủ khu vực châu Á - Thái Bình Dương hoặc Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, cam kết ban đầu của Mỹ về khoản kinh phí 86 tỷ bảng Anh đầu tư vào hạ tầng xem ra quá nhỏ bé so với kế hoạch đầu tư của Trung Quốc (760 tỷ bảng Anh). Nguồn vốn này sẽ được đầu tư xây dựng cảng, cầu, đường bộ, đường sắt và mạng lưới viễn thông trên toàn cầu.
Động thái trên của Mỹ xuất phát từ những căng thẳng leo thang với Trung Quốc, liên quan đến những tranh chấp lãnh thổ trong khu vực và mối lo ngại về hoạt động của Hãng viễn thông Huawei của Trung Quốc.
Gần đây, Australia đã tài trợ vốn cho mạng lưới viễn thông Nam Thái Bình Dương nhằm ngăn ngừa việc Huawei xây dựng mạng lưới này. Chiến lược đầu tư mới của Australia, Nhật Bản và Mỹ là nhằm thúc đẩy khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do, mở cửa và thịnh vượng.
“Australia, Mỹ và Nhật Bản đã tuyên bố một thỏa thuận đối tác ba bên để đầu tư vào các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, tăng cường khả năng kết nối, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, bà Julie Bishop, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Australia cho biết.
Khi lên nắm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố về chủ trương thực thi chính sách “Nước Mỹ trên hết” và quyết định việc nước Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Động thái này đã dấy lên mối hoài nghi về việc liệu Mỹ có còn duy trì vai trò quan trọng của mình ở châu Á thời kỳ hầu Chiến tranh Thế giới thứ hai hay không.
Trong tuần này, ông Pompeo sẽ tới thăm các nước châu Á như Malaysia, Singapore, Indonesia để khẳng định rằng, Mỹ vẫn duy trì những cam kết của mình với khu vực này.
“Chúng tôi chưa bao giờ và sẽ không bao giờ tìm kiếm vị trí thống soái ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và chúng tôi sẽ chống lại bất cứ nước nào làm điều này”, Bộ trưởng Mike Pompeo phát biểu tại Phòng Thương mại Mỹ.
Được biết, Australia, Mỹ và Nhật Bản cùng với Ấn Độ cũng đã tính đến khả năng hình thành đối tác an ninh bốn bên nhằm kiềm chế tham vọng của Trung Quốc.

-
Cần có quy định cụ thể về cấp sổ đỏ lần đầu tại cấp xã -
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga -
Việt Nam mong sớm kết thúc đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN -
"Không thể để thế hệ con em béo phì rồi mới đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường" -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 10,7% sau 4 tháng năm 2025 -
Hà Nội yêu cầu điều chỉnh quy trình nghiệp vụ, cho phép sử dụng giấy tờ điện tử tích hợp trên VNeID -
Lý do bổ sung quy định kê khai thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”