Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Mỹ, Trung Quốc và Saudi Arabia dẫn đầu về chi tiêu quân sự trong năm 2017
Ngọc Lan Chi - 03/05/2018 08:24
 
Theo báo cáo vừa công bố của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Trung Quốc là nước có mức tăng lớn nhất về chi tiêu quân sự trong năm 2017, trong khi Nga là nước có mức giảm nhiều nhất về khoản chi tiêu này.
Thế giới đã chi hơn 1.700 tỷ USD cho các mục tiêu quân sự trong năm qua
Thế giới đã chi hơn 1.700 tỷ USD cho các mục tiêu quân sự trong năm qua

SIPRI cho biết, các nước trên toàn cầu đã chi tổng cộng 1.730 tỷ USD cho các mục tiêu quân sự trong năm qua, trong đó, Mỹ, Trung Quốc và Saudi Arabia đứng đầu danh sách về chi tiêu này.

“Sự gia tăng chi tiêu quân sự trên thế giới trong những năm gần đây chủ yếu do chi tiêu tăng mạnh tại các nước châu Á, châu Đại Dương và khu vực Trung Đông, như Trung Quốc, Ấn Độ và Saudi Arabia. Ở quy mô toàn cầu, tâm điểm chi tiêu quân sự đang chuyển mạnh ra khỏi khu vực châu Âu – Đại Tây Dương”, Nan Tian, nhà nghiên cứu của Chương trình Vũ khí và Chi tiêu quân sự thuộc SIPRI cho biết.

Theo báo cáo trên, năm 2017, nước Mỹ chi phí cho quân sự “nhiều hơn 7 nước có mức chi tiêu quân sự lớn nhất đứng sau Mỹ cộng lại”, với 610 tỷ USD.

Trong khi đó, chi tiêu quân sự của Trung Quốc trong năm 2017 là 228 tỷ USD, tăng 5,6% so với năm trước đó.

Pieter Wezeman, nhà nghiên cứu cao cấp của Chương trình Vũ khí và Chi tiêu quân sự thuộc SIPRI nhận định rằng, mức chi tiêu quân sự khủng của Trung Quốc thể hiện tham vọng trở thành một cường quốc toàn cầu của nước này.

“Căng thẳng ở châu Á tiếp tục là động lực thúc đẩy gia tăng chi phí quân sự ở khu vực này”, Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cao cấp của Chương trình Vũ khí và Chi tiêu quân sự thuộc SIPRI nói.

Trong năm qua, chi tiêu quân sự tại Trung Đông tăng 6,2% so với năm 2016, với Saudi Arabia có mức tăng tới 9,2%. Saudi Arabia trở thành nước có chi tiêu quân sự lớn nhất thế giới trong năm qua, với 69,4 tỷ USD.

Ngược lại, chi tiêu quân sự của Nga trong năm qua chỉ ở mức 66,3 tỷ USD, giảm tới 20% so với năm 2016.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư