-
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024 -
Kỳ vọng các thương vụ IPO tăng tốc trong năm 2025 -
Kỷ lục bán ròng 85.000 tỷ đồng của khối ngoại: Tỷ giá và câu chuyện thiếu hàng hóa
Theo kế hoạch, thứ Hai tuần tới (ngày 10/3/2014), Hancorp sẽ có phiên đấu giá cổ phần lần đầu tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
Với quỹ đất “khủng”, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) tự tin trước phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng |
Theo bản công bố thông tin, tại phiên đấu giá này, Hancorp sẽ chào bán 49.742.300 cổ phần (tương ứng 26,18% vốn điều lệ), với mức giá khởi điểm 10.200 đồng/cổ phần. Tổ chức tư vấn là Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI).
Hancorp dự kiến, sau khi cổ phần hóa, vốn điều lệ của Tổng công ty sẽ tăng từ 1.200 tỷ đồng hiện tại lên 1.900 tỷ đồng.
Cơ cấu cổ đông của Công ty khi đó sẽ bao gồm 26,18% cổ phần của nhà đầu tư bên ngoài, 0,45% thuộc về người lao động và 73,37% còn lại do Nhà nước nắm giữ.
Ông Nghiêm Sỹ Minh, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Hancorp cho biết, Hancorp đang quản lý một quỹ đất có tổng diện tích lên tới 2,18 triệu m2, trong đó phần diện tích đất thuộc quyền khai thác, quản lý sử dụng và theo dõi còn lại của Hancorp là 1.091.786 m2.
Theo báo cái tài chính hợp nhất mà Hancorp vừa công bố, tổng tài sản đạt xấp xỉ 16.000 tỷ đồng, doanh thu trên 9.000 tỷ đồng/năm (tính trong 3 năm gần đây). Trong giai đoạn từ năm 2010 - 2012, tổng tài sản của công ty mẹ tăng bình quân 17,8%, trong đó, năm 2010 tăng 39,30%, năm 2011 tăng 14,06% và năm 2012 tăng 0,05%.
Hiện tại, Hancorp có 33 đơn vị thành viên, trong đó có 6 công ty con và 27 công ty liên kết, hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, xây lắp, kiến trúc, đầu tư, bất động sản, hạ tầng cơ sở, khách sạn... và các dự án công nghiệp trên địa bàn cả nước.
Trước dư luận cho rằng, Hancorp đang chịu một khoản thua lỗ lớn do việc đầu tư ra ngoài, ông Nghiêm Sỹ Minh cho biết, tổng vốn đầu tư ra bên ngoài (vào 14 công ty liên kết) của Hancorp là 1.182 tỷ đồng. “Trong số này, 4 công ty đã làm ăn có lãi, 10 đơn vị còn lại không phải thua lỗ, mà đang trong quá trình triển khai dự án. Các khoản đầu tư này mang lại lợi nhuận cho Hancorp ở mức bình quân 15%/năm”, ông Minh nói. Tính đến ngày 1/1/2012, giá trị thực tế của Hancorp là 5.151 tỷ đồng, trong đó, giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là trên 1.394 tỷ đồng.
Ông Đặng Văn Long, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Xây dựng), thành viên Ban Chỉ đạo cổ phần hóa Hancorp cho biết: “Bộ Xây dựng sẽ thực hiện quyết liệt việc thoái phần vốn đầu tư ngoài ngành chưa mang lại hiệu quả, dự kiến thu về hơn 400 tỷ đồng để Tổng công ty tái đầu tư vào các lĩnh vực ngành nghề có kế hoạch. Đến năm 2015, Bộ Xây dựng tiếp tục thoái vốn tại Hancorp, không nắm giữ cổ phần chi phối”.
Sau khi cổ phần hoá, Hancorp sẽ triển khai việc niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội hoặc Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM theo đúng lộ trình.
Hà Quang - Kỳ Thành
-
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro -
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024 -
Kỳ vọng các thương vụ IPO tăng tốc trong năm 2025 -
Kỷ lục bán ròng 85.000 tỷ đồng của khối ngoại: Tỷ giá và câu chuyện thiếu hàng hóa -
VN-Index hồi phục mạnh sau khi “thủng” mốc 1.200 điểm -
Vinhomes đã mua lại 190 triệu cổ phiếu, mới được quá nửa số đăng ký -
Chứng khoán hồi phục mạnh từ mốc 1.200 điểm
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"