-
Quảng Ninh: 725 tỷ đồng giải ngân hỗ trợ 9.014 khách hàng vay khắc phục hậu quả sau bão số 3 -
PVcomBank ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp -
Ngân hàng NCB giải bài toán vốn trung hạn cho doanh nghiệp -
Sức khỏe USD giảm, vàng vẫn khó tăng -
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần
Năm 2018 lợi nhuận trước thuế TPBank đạt 2.258 tỷ đồng. |
Tăng hiệu quả nhanh hơn tăng quy mô
Theo công bố kết quả kinh doanh từ Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), kết thúc năm 2018, TPBank đạt lợi nhuận trước thuế 2.258 tỷ đồng sau khi đã trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, tăng gần gấp đôi so với năm 2017 và vượt mục tiêu kế hoạch đại hội đồng cổ đông 2018 đã đề ra. Như vậy, chỉ sau 3 năm, quy mô lợi nhuận của TPBank đã tăng trưởng gần gấp 4 lần, từ 625 tỷ đồng cuối năm 2015 lên 2.258 tỷ đồng. Năm 2018, TPBank đã trích gần 600 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro và quỹ này của ngân hàng đến cuối năm có số dư hơn 1.400 tỷ đồng.
Đáng chú ý, mặc dù tổng tài sản chỉ tăng 9.6% và tăng tưởng tín dụng ở mức 18.2% nhưng lợi nhuận của TPBank lại tăng 87.2% so với năm 2017. Điều này cho thấy Ngân hàng đã gia tăng tỷ lệ tài sản sinh lời trên tổng tài sản, trong bối cảnh việc tăng trưởng tín dụng vẫn phải kiểm soát chặt chẽ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Với mức dư nợ được phép tăng thấp hơn trước, ngân hàng giờ đây phải tính toán phân bổ cho vay sao cho hiệu quả, an toàn trong khi vẫn phải đảm bảo lãi suất cạnh tranh để giữ chân được khách hàng, đồng thời phải đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, để có cơ hội tăng cường bán chéo, khuyến khích mỗi khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ hơn.
Đồng thời, nhờ việc tăng trưởng tín dụng có chọn lọc theo phân khúc, theo ngành nghề và khách hàng, chú trọng đến công tác quản trị rủi ro, cùng với việc xử lý tốt các khoản nợ xấu tồn đọng đã giúp chất lượng tín dụng của ngân hàng đến cuối năm tốt hơn năm trước, với tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 0.78% trên tổng dư nợ, khá thấp so với mức bình quân toàn ngành.
Gia tăng lợi nhuận nhờ tăng thu từ phí dịch vụ
Trong điều kiện tăng trưởng tín dụng bị hạn chế, Ngân hàng đã chủ động tập trung đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ và mở rộng các mảng kinh doanh khác nhằm gia tăng nguồn thu, nhờ vậy tỷ trọng các khoản thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập cũng tăng lên đáng kể. Đây cũng là xu hướng này phù hợp với các ngân hàng đa năng hiện đại, theo đó thu nhập từ lãi giảm dần và thu nhập từ dịch vụ ngày càng tăng.
Năm 2018, tỷ lệ thu nhập thuần từ lãi tín dụng chỉ còn chiếm 78%, giảm 10% so với năm 2017, trong khi đó, thu nhập thuần ngoài lãi lại tăng hơn 3 lần và tỷ trọng đã nâng lên hơn 22% trên tổng thu nhập thuần, so với mức 12% năm 2017. Các hoạt động về thanh toán trong và ngoài nước cũng như dịch vụ thẻ cũng góp phần mang lại nguồn thu nhập khá lớn cho ngân hàng.
TPBank tiếp tục mạnh tay đầu tư cho công nghệ trong cả các sản phẩm, dịch vụ lẫn quy trình vận hành của ngân hàng. Được biết nhờ áp dụng công nghệ, cải tiến, số hóa và tự động hóa các quy trình nội bộ đã giúp ngân hàng nâng cao đáng kể năng suất lao động, tiết giảm được khá nhiều chi phí vận hành và cũng giúp nâng cao chất lượng dịch vụ.
Hệ thống các điểm giao dịch ngân hàng tự động LiveBank mà TPBank đã mạnh tay đầu tư thời gian qua cũng đang phát huy hiệu quả, ngày càng chiếm được sự tin tưởng của đông đảo khách hàng. Hệ thống này hiện cho phép thực hiện giao dịch suốt ngày đêm không ngừng nghỉ, đồng thời giúp nhà băng tiết kiệm khá nhiều chi phí vận hành, do chi phí giao dịch bình quân trên LiveBank chỉ bằng 30% so với chi phí giao dịch tại quầy. Thu nhập tăng nhanh, trong khi chi phí lại tiết kiệm nên đã giúp kéo tỷ lệ CIR (chi phí/thu nhập thuần) của nhà băng từ xấp xỉ 50% năm ngoái xuống còn 43% năm 2018.
Ngoài việc tiết kiệm chi phí, TPBank cũng đã có nhiều biện pháp nâng cao hiệu quả nhân sự, lợi nhuận tăng cao mà số nhân viên tăng không đáng kể, nhờ đó lợi nhuận bình quân trên nhân viên cũng tăng gần gấp đôi năm trước, và thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng lên đáng kể.
Ông Nguyễn Hưng – Tổng giám đốc TPBank chia sẻ: “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ phát triểm thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, phù hợp với nhu cầu khách hàng, đặc biệt tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chúng tôi sẽ tiếp tục ưu tiên gia tăng doanh thu từ phí dịch vụ, đẩy mạnh tập trung vào các hoạt động bảo lãnh, thanh toán quốc tế, bảo hiểm…, đồng thời tăng cường thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và tiếp tục triển khai mạnh mẽ các dịch vụ ngân hàng số”.
Năm 2018, cơ sở khách hàng của TPBank tiếp tục được mở rộng, tăng hơn 500 nghìn khách hàng, và ngân hàng cũng đã cải thiện đáng kể số lượng sản phẩm dịch vụ sử dụng bình quân trên mỗi khách hàng. Có thể thấy, các sản phẩm ngân hàng số đã giúp ngân hàng mở rộng quy mô, chất lượng và hiệu quả hoạt động, giúp ngân hàng tiếp cận và tương tác với khách hàng nhiều hơn, qua đó mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt hơn. Đây là nền tảng quan trọng để TPBank tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
-
Vàng biến động mạnh đầu tuần -
HDBank triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường kiện toàn nhân sự cấp cao -
Tặng đến 1 triệu đồng khi nhận kiều hối qua thẻ Sacombank Visa -
Lỗ hổng trong thẩm định hồ sơ mở thẻ tín dụng -
KBank dẫn đầu với danh hiệu "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Thái Lan" 15 năm liên tiếp -
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học -
Tuần lội ngược dòng của giá vàng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử