
-
BYD cho khách mượn xe miễn phí tới 30 ngày để trải nghiệm
-
MINI thế hệ mới tập trung vào trải nghiệm của người lái
-
Nissan dự kiến lỗ hơn 5 tỷ USD, cao nhất lịch sử
-
Ford tạm ngừng xuất khẩu xe sang Trung Quốc
-
BYD Việt Nam thay đổi cách thâm nhập thị trường Việt Nam -
Kia EV3 giành danh hiệu Xe của năm tại Triển lãm ô tô quốc tế
Cụ thể, trong tháng 12/2018, Việt Nam chỉ ghi nhận lượng nhập hơn 50 chiếc xe con dưới 9 chỗ ngồi xuất xứ Trung Quốc, đây là lượng xe nhập thấp nhất trong năm 2018.
Trước đó, tháng 11, có 62 chiếc xe con Trung Quốc nhập vào Việt Nam, tháng 10 có hơn 106 chiếc và tháng 9 có hơn 72 chiếc. Các tháng trở về trước, lượng xe con Trung Quốc về Việt Nam không quá nhiều so với các tháng gần đây.
Hiện tại, các dòng xe của thương hiệu Zotye, Haima và Baic, ngoài ra có lác đác thương hiệu khác nhưng đều là hàng nhái của Land Rover hay Jaguar. Về hình thức và kết cấu xe, hầu hết các dòng xe Trung Quốc thế hệ mới nhập vào Việt Nam là dòng SUV đô thị và SUV cỡ lớn với mức giá rất cạnh tranh dưới 800 triệu đồng.
![]() |
Một số loại xe con Trung Quốc nhập vào Việt Nam (ảnh minh họa) |
Các dòng xe được quảng cáo khung, sườn và máy đều được thiết kế bắt mắt, ấn tượng và được quảng cáo liên doanh, mua lại mẫu, máy từ các hãng danh tiếng như Mitsubishi, BMW hay Volvo...
Mặc dù chưa có bất kỳ khẳng định nào từ chất lượng các chiếc xe nhập từ Trung Quốc từ các cơ quan chức năng hoặc giới chuyên gia, dân chơi xe khi những chiếc xe giá rẻ Trung Quốc có mặt trên thị trường, song gần đây đã có khách hàng Việt mua và sử dụng xe này tại các đô thị lớn, nhiều nhất phải kể đến thương hiệu Zotye.
Tuy nhiên, cũng có nhiều lo ngại chất lượng những mẫu xe Trung Quốc tại Việt Nam khi bài học xương máu của người tiêu dùng về chiếc xe gắn máy một thời và những chiếc xe cỏ thất bại thảm hại ở Việt Nam trước đây là Lifan, Chery...
Bất lợi lớn nhất của các thương hiệu xe Trung Quốc tại Việt Nam là niềm tin chất lượng bởi hiện các xe chính hãng từ Trung Quốc đều được phân phối vào Việt Nam thông qua đại lý.
Các đại lý này cũng phân phối một hay nhiều dòng xe của các hãng khác nhau, không phải độc quyền cho một hãng xe nhất định. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý tháo chạy của các dòng xe này tại Việt Nam nếu kinh doanh trồi sụt.
Ngoài xe con, năm 2018, xe tải và xe khách Trung Quốc cũng thất bát ở Việt Nam. Tính đến hết tháng 11/2018, cả nước chỉ nhập 1.300 chiếc xe các loại, trong khi đó cùng kỳ năm 2017, lượng nhập đạt trên 10.100 chiếc xe các loại. Lượng nhập xe từ Trung Quốc năm nay chỉ bằng 1/10.
Loại xe suy giảm mạnh nhất là xe tải siêu trường siêu trọng, xe tải nhỏ và xe khách. Hiện, các dòng Howo, Faw, Shacman, Dongfeng của Trung Quốc đang phải cạnh tranh rất mạnh bởi các dòng xe lắp ráp và sản xuất tại Việt Nam như Hyundai, Thaco, Suzuki, Mitsubishi, Hino, Isuzu hay Fuso, Kia... Riêng dòng xe tải hạng nặng của Trung Quốc đang phải cạnh tranh rất mạnh bởi Hyundai, Thaco, Hino hay Isuzu.

-
Ford tạm ngừng xuất khẩu xe sang Trung Quốc -
Mẫu xe giá rẻ của Tesla tiếp tục lỡ hẹn -
BYD Việt Nam thay đổi cách thâm nhập thị trường Việt Nam -
Ford Everest Sport phiên bản đặc biệt có giá bán lẻ 1,199 tỷ đồng -
Kia EV3 giành danh hiệu Xe của năm tại Triển lãm ô tô quốc tế -
Rolls Royce Ghost Series II giá khởi điểm 34,9 tỷ đồng, gần bằng căn hộ 84m2 hạng sang -
Xanh SM trang bị hệ thống an toàn vượt trội cho trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi và tài xế
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế