-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Công nghiệp chế biến, chế tạo - động lực dẫn dắt nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ |
Công nghiệp chế biến, chế tạo phục hồi mạnh mẽ
Để đạt được tốc đột tăng trưởng GDP kể trên, NCIF tính toán, lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản phải tăng 2,19%; công nghiệp và xây dựng tăng 3,12%; dịch vụ tăng 2,01%; vốn đầu tư toàn xã hội đạt 32,15% GDP và kim ngạch xuất khẩu đạt 269,11 tỷ USD; xuất siêu 17,38 tỷ USD.
Như vậy, so với kết quả đạt được của năm 2019, theo tính toán của NCIF thì năm 2020, lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng cao hơn (2,19% so với 2,01%); kim ngạch xuất khẩu vẫn giữ được đà tăng trưởng với giá trị tăng thêm 5,53 tỷ USD và nhờ kim ngạch nhập khẩu giảm khoảng 1,06% nên cán cân thương mại đạt mức thặng dư kỷ lục, tăng 8,22 tỷ USD so với năm 2019.
Theo phân tích của NCIF, có được kết quả kể trên là do một số yếu tố thuận lợi hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng GDP, như sự quyết tâm, quyết liệt của Chính phủ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch.
“Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể hồi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, Hiệp định EVFTA có hiệu lực gia tăng cơ hội cho xuất - nhập khẩu của Việt Nam thời gian tới. EVFTA được kỳ vọng sẽ mang lại doanh thu cao hơn trong xuất khẩu của Việt Nam sang EU đối với mặt hàng điện thoại, linh kiện điện tử - những mặt hàng chiếm hơn 30% tổng doanh thu xuất khẩu. Bên cạnh đó, xuất khẩu nông sản có nhiều cơ hội đột phá hậu Covid-19 do nhu cầu thị trường được dự báo tăng cao trong tháng cuối năm”, NCIF nhận định.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, bà Nguyễn Thị Hương cũng cho rằng, trước tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát tốt ở trong nước, EVFTA được thực thi đã tạo thêm động lực cho các lĩnh vực của nền kinh tế phục hồi và phát triển trong trạng thái bình thường mới. “Nhờ đó, sản xuất công nghiệp tháng 11/2020 tiếp tục khởi sắc, đặc biệt là ngành chế biến, chế tạo với mức tăng gần 12% so với cùng kỳ năm trước”, bà Hương cho biết.
“Yếu tố Trung Quốc” cũng được coi là tích cực hỗ trợ kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong năm nay. “Trong khi các đối tác kinh tế, thương mại, đầu tư lớn của nước ta như Hoa Kỳ, EU, Anh quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và nhiều nước ASEAN đang phải “vật lộn” với Covid-19 thì kinh tế Trung Quốc đã phục hồi mạnh mẽ. Nhờ vậy, trao đổi thương mại Việt - Trung tiếp tục duy trì ổn định (11 tháng đầu năm xuất khẩu sang Trung Quốc 43,1 tỷ USD, tăng 16%; nhập khẩu 73,9 tỷ USD, tăng 7,9%) do tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt ở cả 2 quốc gia”, NCIF nhận định và hy vọng, Hàn Quốc, Nhật Bản kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 để hoạt động xuất - nhập khẩu giữa nước ta và 2 đối tác hàng đầu này tăng trưởng mạnh mẽ trở lại.
Ngoài những yếu tố thuận lợi, theo NCIF, nếu không có những yếu tố cảnh trở thì nhiều khả năng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2020 khả quan hơn. Những yếu tố cản trở được coi là tác động tiêu cực đầu tiên được kể đến là giải ngân vốn đầu tư công nhiều khả năng chỉ hoàn thành 80% kế hoạch, đặc biệt vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài chỉ có thể đạt được 50% kế hoạch.
Bên cạnh giải ngân vốn đầu tư công không đạt kế hoạch thì vốn FDI sụt giảm cũng là yếu tố khiến GDP không thể bứt phá nhanh. “Covid-19 diễn biến phức tạp và lan rộng tại hầu hết các đối tác đầu tư chính của Việt Nam khiến dòng vốn FDI vào Việt Nam bị chững lại (tổng vốn đầu tư nước ngoài 11 tháng đầu năm 2020 đạt 26,4 tỷ USD, giảm gần 17% so với cùng kỳ 2019) khiến tổng vốn đầu tư toàn xã hội thấp hơn dự kiến”, NCIF bình luận.
GDP có khả năng tăng cao hơn nhưng chưa chắc chắn
Nếu dự báo của NCIF chính xác thì năm nay, Việt Nam trở thành “ngôi sang sáng” trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực đều suy giảm kinh tế. Theo Báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2020 vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố, thay vì điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế theo hướng tích cực hơn so với dự báo hồi tháng 9/2020, ADB hạ dự báo tăng trưởng của khu vực ASEAN từ mức âm 3,8% xuống âm 4,4%. “Tăng trưởng kinh tế ở khu vực ASEAN vẫn chịu áp lực khi những đợt bùng phát Covid-19 và các biện pháp ngăn chặn vẫn tiếp tục, nhất là ở Indonesia, Malaysia và Philippines”, báo cáo của ADB bình luận.
Nằm trong khu vực ASEAN, nhưng Việt Nam là ngoại lệ khi ADB dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2020 là 2,3% (trong khi 9 tháng đầu năm mới tăng 2,12%) thay vì chỉ tăng 1,8% như dự báo được đưa ra hồi tháng 9/2020.
Lý do nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay, theo ADB: “Do đẩy mạnh đầu tư công (tuy không đạt kế hoạch nhưng cao hơn năm 2019 rất nhiều), tiêu dùng trong nước phục hồi, thương mại gia tăng, và nền kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh chóng”.
Cân nhắc những yếu tố tích cực cũng như tiêu cực đang tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Việt Nam, PGS.TS Phạm Thế Anh (chuyên gia kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - VEPR) dự báo, năm 2020, GDP của nước ta tăng 2,6 - 2,8%. “Mức dự báo này thấp hơn so với dự báo trước đây do nguy cơ dịch bệnh quay trở lại luôn rình rập và hậu quả của bão lũ ở miền Trung trong tháng 10 vừa qua làm gián đoạn quá trình phục hồi của ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ giải trí, ăn uống và hàng không nội địa”, ông Thế Anh cho biết.
Mặc dù dự báo kinh tế Việt Nam năm 2020 của VEPR (tăng 2,6 đến 2,8%) khả quan hơn so với NCIF (2,48%), nhưng VEPR cũng không chắc chắn trước thực tế bệnh dịch ở các trung tâm kinh tế - tài chính quan trọng của thế giới tái bùng phát mạnh mẽ, nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới buộc phải tái phong tỏa xã hội. Vì vậy, VEPR đưa ra kịch bản thứ hai là GDP năm 2020 chỉ tăng 1,8 - 2,0%.
“Khi các đối tác kinh tế, thương mại, du lịch của Việt Nam tái áp đặt lệnh phong tỏa xã hội thì dịch vụ lưu trú và ăn uống không có động lực phục hồi do thiếu khách du lịch nước ngoài trong khi nhu cầu trong nước với các loại hình dịch vụ này cũng bị hạn chế do tình hình kinh tế kém khả quan, ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của người dân”, ông Thế Anh nói thêm.
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa
-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025