
-
Vàng giảm sâu phiên cuối tuần
-
BAOVIET Bank: Lợi nhuận năm 2022 tăng hơn 10%, thu từ dịch vụ tăng vọt
-
Petrolimex sắp thoái vốn tại PG Bank, giá khởi điểm có thể từ 21.300 đồng/CP
-
Thua lỗ vì đầu tư chứng khoán, loạt ngân hàng vẫn thắng lớn
-
Big 4 ngân hàng sắp có thêm khoảng 150.000 tỷ đồng thanh khoản để cho vay thêm? -
Vàng bật tăng mạnh sau khi Fed nâng thêm 0,25% lãi suất
![]() |
Năm 2022, cơ hội thuộc về những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt, tín dụng và thu nhập ngoài lãi tăng mạnh. |
Phát biểu tại Talkshow “Năm 2022 cổ phiếu ngân hàng liệu có trở lại "ngôi vương” chiều nay (20/1), bà Trần Thị Khánh Hiền - GĐ Khối Phân tích VNDirect cho rằng, năm 2022, thị trường chứng khoán vẫn sẽ chứng kiến thanh khoản tốt nhơ sự tham gia nhiệt tình của nhà đầu trong nước, lượng tài khoản mở mới tăng cao.
Đối với ngành ngân hàng, khả năng lợi nhuận năm 2022 vẫn tăng trưởng tốt nhưng chỉ ở mức 19%, thấp hơn mức tăng trưởng năm 2022. Việc tăng vốn, nới room ngoại, chuyển sàn có thể dẫn dắt cổ phiếu ngân hàng. Tuy vậy, theo bà Hiền, năm 2022, khó có sóng ngành ngân hàng. Thay vào đó, cổ phiếu ngân hàng sẽ có sự phân hóa, cơ hội không đồng đều.
Theo đó, ngân hàng nào có khả năng tăng trưởng mạnh tín dụng và thu nhập ngoài lãi, có chất lượng tài sản tốt thì sẽ có lợi thế.
“Về cổ phiếu ngân hàng, hiện định giá cổ phiếu ngân hàng thấp hơn khoảng 15% của đỉnh năm 2021. Vừa qua, khi dòng tiền tập trung quá nhiều vào BĐS, cổ phiếu vừa và nhỏ khiến định giá nhóm này lên rất cao, thì điều này lại đưa định giá NH trở nên hợp lý, hiện P/B khoảng 2 lần. Tỷ lệ sinh lời của các ngân hàng niêm yết là khoảng 18-20%. Nếu so với các ngân hàng khu vực thì ngân hàng Việt Nam khá hấp dẫn, do đó dư địa ngân hàng Việt Nam được định giá lại, có dư địa tăng trưởng còn khá lớn”, Bà Hiền nhận định.
Trong khi đó, ông Nguyễn Danh Lương - thành viên HĐQT độc lập ABBank nhận định, năm 2022 và các năm tới, xu hướng của ngành đang có sự lạc quan nhất định, cùng với sự phục hồi của doanh nghiệp. Gói kích cầu quy mô lớn cùng hành lang chính sách được cải thiện sẽ hỗ trợ cho lợi nhuận ngân hàng.
Mặc dù biên lợi nhuận thuần (NIM) của các ngân hàng năm 2022 khó có thể cải thiện song dư địa tăng thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng rất tốt. Bên cạnh đó, tỷ lệ chi phí hoạt động (CIR) của các ngân hàng có xu hướng giảm khá mạnh trong năm 2021 nhờ chuyển đổi số.
Nợ xấu là rủi ro đáng kể nhất trong năm 2022. Tuy nhiên, ở thời điểm này, các ngân hàng Việt Nam đã khỏe hơn nhiều so với các lần khủng hoảng trước khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu nhiều ngân hàng rất cao, nhiều bank đạt trên 200%. Và khá nhiều ngân hàng trích lập 50-60% lợi nhuận trước dự phòng, để chuẩn bị cho việc nợ xấu có thể cao hơn nữa trong năm 2022.

-
Vì sao ngân hàng ghi lỗ từ đầu tư, kinh doanh chứng khoán? -
Petrolimex sắp thoái vốn tại PG Bank, giá khởi điểm có thể từ 21.300 đồng/CP -
Top 10 ông lớn ngân hàng “so găng” độ dày vốn, quy mô tổng tài sản -
Thua lỗ vì đầu tư chứng khoán, loạt ngân hàng vẫn thắng lớn -
Big 4 ngân hàng sắp có thêm khoảng 150.000 tỷ đồng thanh khoản để cho vay thêm? -
Vàng bật tăng mạnh sau khi Fed nâng thêm 0,25% lãi suất -
VietinBank chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, chuyển dịch kênh số
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao
-
PTSC khẳng định vị thế doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu khu vực
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)