Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 12 tháng 12 năm 2024,
Năm 2024, Việt Nam chi khoảng 1,7 tỷ USD nhập khẩu thịt và phụ phẩm
Thế Hoàng - 10/12/2024 09:59
 
Theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi khoảng 1,55 tỷ USD để nhập khẩu thịt và các loại phụ phẩm từ thịt từ các thị trường như Ấn Độ, Mỹ, Nga và Đức.
Việt Nam chi gần 1,6 tỷ USD để nhập khẩu thịt từ 40 thị trường trong 11 tháng/2024.
Việt Nam chi gần 1,6 tỷ USD để nhập khẩu thịt từ 40 thị trường trong 11 tháng/2024.

Chi nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt tiếp tục tăng mạnh trong năm 2024. Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 11 tháng, Việt Nam chi gần 1,6 tỷ USD nhập khẩu thịt và phụ phẩm, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

11 tháng qua, Việt Nam nhập khẩu thịt lợn từ 40 thị trường trên thế giới, trong đó Brazil chiếm 39,28% tổng lượng thịt lợn nhập khẩu của cả nước, Nga chiếm 29,88%,Canada chiếm 7,45%, Đức chiếm 6,01%, Hà Lan chiếm 4%, các thị trường khác chiếm 13,37%.

Ấn Độ vẫn là thị trường cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt lớn nhất cho Việt Nam, chiếm gần 23% trong tổng lượng thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu của cả nước. Số liệu 10 tháng đạt 160.000 tấn, trị giá 531,5 triệu USD, tăng 13% về lượng và tăng 28% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam từ nhiều thị trường tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023 như: Australia, Mỹ, Canada, Ba Lan, Hàn Quốc, Hà Lan, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Bỉ, Pháp…

Việt Nam chủ yếu nhập khẩu: thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt trâu tươi đông lạnh; Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò sống ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh… Trong đó, lượng nhập khẩu các chủng loại đều tăng, trừ thịt lợn tươi ướp lạnh giảm so với cùng kỳ.

Nhập khẩu thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh của Việt Nam đạt 84,49 nghìn tấn, trị giá 191,55 triệu USD, giảm 17,8% về lượng và giảm 23,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023; Giá trung bình ở mức 2.262 USD/ tấn, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Việc ký kết và thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) trong những năm gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi để các sản phẩm thịt nhập khẩu tăng tốc  vào Việt Nam.

Cam kết đưa thuế nhập khẩu giảm dần theo lộ trình khiến giá thịt nhập khẩu ngày càng giảm, nhiều doanh nghiệp thương mại gia tăng nhập khẩu về cung ứng cho nội địa. 

Với mức nhập khẩu như hiện tại, dự kiến cả năm nay, chi ngoại tệ nhập khẩu thịt sẽ vượt 1,7 tỷ USD.

Tốc độ chi nhập khẩu thịt của nước ta đã tăng đều qua các năm. Năm ngoái, nước ta chi 1,43 tỷ USD để nhập khẩu 717.000 tấn thịt và các sản phẩm từ thịt từ 57 thị trường trên thế giới, trong đó, Ấn Độ là thị trường cung cấp thịt lớn nhất cho Việt Nam với 161.000 tấn, trị giá 476,44 triệu USD.

Hiện, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có mức tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), sản lượng thịt lợn của Việt Nam dự kiến đạt 4 triệu tấn vào năm 2025 và 4,7 triệu tấn vào năm 2030, tương ứng với mức tăng trưởng bình quân 3,1%/năm.

Cũng do nguồn thịt nhập khẩu về nhiều, tạo sức ép cạnh tranh đáng kể cho ngành chăn nuôi trong nước. 

Theo Bộ Công thương, tháng 11/2024, giá lợn hơi trong nước dao động trong khoảng 61.000- 64.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Bắc dao động trong khoảng 63.000 - 64.000 đồng/kg, những ngày đầu tháng 11 giá giảm 5.000 đồng/kg, đến giữa tháng giảm từ 1.000 - 4.000 đồng/kg, những ngày cuối tháng giảm 1.000 đồng/kg so với cuối tháng trước.

Tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên dao động trong khoảng 61.000 - 63.000 đồng/kg, trong những ngày đầu tháng giá lợn hơi giảm từ 3.000 - 7.000 đồng/kg, đến giữa tháng giảm từ 2.000 - 3.000 đồng/kg, đến gần cuối tháng ổn định và tăng 1.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại khu vực miền Nam dao động trong khoảng 62.000-63.000 đồng/kg, những ngày đầu tháng giá lợn hơi giảm từ 2.000 - 4.000 đồng/kg, sau tiếp tục giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg.

Nhiều doanh nghiệp và các Hiệp hội chăn nuôi từ các quốc gia châu Âu như Ba Lan, Pháp, Bỉ,... vẫn tăng cường các cơ hội xúc tiến thương mại để tăng xuất khẩu thịt bò, lợn, và các sản phẩm từ thịt vào thị trường Việt Nam.

Cảnh giác với thịt nhập ngoại kém chất lượng
Những ngày cận Tết Nguyên đán 2015, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều hành vi gian lận thương mại, biến thịt trâu thành thịt bò, để...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư