Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Nằm áp chót Top 10 PCI, Hà Nội vẫn lạc quan vì tăng 4 bậc
Thu Trang - 28/03/2019 11:07
 
Trong Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018 vừa được công bố, Hà Nội xếp thứ 9, đạt 65,40 điểm, tăng 4 bậc so với vị trí thứ 13 của năm 2017.
1
Hà Nội tăng 4 bậc, vào Top 10 PCI cả nước

Theo đó, trong bảng xếp hạng năm 2017, Đà Nẵng xuống vị trí thứ 2, còn năm nay đã tụt xuống thứ 5. Quảng Ninh dẫn đầu đạt 70,36 điểm trên thang điểm 100. Các tỉnh, thành tiếp theo trong nhóm 10 tỉnh, thành đứng đầu bao gồm Bình Dương, Quảng Nam, Vĩnh Long, TP Hồ Chí Minh...

Vị trí cuối bảng không có thay đổi so với năm trước, vẫn là Đắk Nông. Lần lượt từ cuối bảng lên sau Đắk Nông là Lai Châu, Bình Phước, Bắc Kạn, Kon Tum...

Hà Nội xếp thứ 9, đạt 65,40 điểm, tăng 4 bậc so với vị trí thứ 13 của năm 2017. Có thể nói, đây là thứ hạng cao nhất mà Hà Nội đạt được từ trước đến nay.

Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến giao ban công tác UBND thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, trong quý I/2019 kinh tế thành phố duy trì mức tăng trưởng tương đương năm 2018.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 6,99% (cùng kỳ tăng 6,98%), trong đó: Dịch vụ tăng 7,08%, đóng góp 5,48 điểm % tăng trưởng GRDP; công nghiệp - xây dựng tăng 7,13%, đóng góp 1,46 điểm % tăng trưởng GRDP; nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,57%...

Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, thu hút đầu tư được đẩy mạnh. Băng những giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); Tổ chức giao ban tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp, vốn đầu tư phát triển của thành phố trong quý ước đạt 58.387 tỷ đồng, tăng 10,5% (cùng kỳ tăng 9,5%). Thu hút đầu tư nước ngoài tăng cao, đạt 4,04 tỷ USD (gấp 10 lần so với cùng kỳ); trong đó,đầu tư trực tiếp 110,71 triệu USD; góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trị giá 3,93 tỷ USD.

Quyết định chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn trong nước ngoài ngân sách 08 dự án, tổng mức đầu tư 8.494,4 tỷ đồng; điều chỉnh 15 dự án, số vốn tăng 3.236,9 tỷ đồng. Trong đó, cấp mới 117 dự án, vốn đầu tư đăng ký 254,3 triệu USD; tăng vốn 25 lượt dự án, vốn đầu tư đăng ký tăng 40,9 triệu USD; chấp thuận góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam 113 lượt, với tổng vốn đăng ký đạt 47,27 triệu USD; cấp Giấy chứng nhận 6.339 doanh nghiệp thành lập mới, tổng vốn đăng ký 52.592 tỷ đồng.

PCI là chỉ số tổng hợp gồm 10 chỉ số thành phần, phản ánh lĩnh vực điều hành kinh tế có tác động đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, gồm: Chi phí gia nhập thị trường; tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất; tính minh bạch; chi phí thời gian; chi phí không chính thức; cạnh tranh bình đẳng; tính năng động; dịch vụ hỗ trợ DN; đào tạo lao động; thiết chế pháp lý và an ninh trật tự.
Được thực hiện năm thứ 14 liên tiếp, báo cáo PCI 2018 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ 12.000 DN, trong đó có gần 11.000 DN dân doanh trong nước, 1.500 DN có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp góc nhìn đa dạng về chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng tại Việt Nam...
Quảng Ninh đoạt quán quân PCI 2018, Đà Nẵng tụt dốc
Với 70,36 điểm, Quảng Ninh lần thứ hai giữ ngôi vị quán quân Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Đà Nẵng mất ngôi á...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư