-
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024 -
Kỳ vọng các thương vụ IPO tăng tốc trong năm 2025
CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (mã CII - sàn HoSE) vừa bán 10 triệu cổ phiếu NBB để giảm sở hữu từ 47,51% về còn 37,52% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ 7/7 đến 5/8.
Được biết, tính tới 31/12/2021, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM sở hữu 65,32% vốn điều lệ tại Năm Bảy Bảy và ghi nhận là đầu tư vào công ty con. Tuy nhiên, tới 31/3/2022, Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM chỉ còn sở hữu 49% vốn điều lệ tại Năm Bảy Bảy và ghi nhận là công ty liên kết.
Mới đây, từ 6/6 đến 4/7, Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM đã bán ra 1,5 triệu cổ phiếu NBB để giảm sở hữu từ 49% về còn 47,51% vốn điều lệ.
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM liên tục bán ra cổ phiếu NBB.
6 tháng đầu năm, lợi nhuận lao dốc
Trong quý II/2022, Năm Bảy Bảy ghi nhận doanh thu đạt 93,37 tỷ đồng, giảm 76,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 0,41 tỷ đồng, giảm 99,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 36,4% lên 51%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 66,5% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 94,6 tỷ đồng về 47,65 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 67,2%, tương ứng giảm 82,73 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 30,8%, tương ứng giảm 24,16 tỷ đồng về 54,34 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 59,9%, tương ứng giảm 12,82 tỷ đồng về 8,57 tỷ đồng; lợi nhuận khác ghi nhận lỗ 13,93 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 5,38 tỷ đồng, tức giảm 19,31 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp - chi phí tài chính - chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp), quý II, Công ty ghi nhận lỗ 15,26 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 42,36 tỷ đồng, tức giảm thêm 57,62 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Như vậy, lợi nhuận cốt lõi âm, hoạt động khác ghi nhận lỗ, Công ty chỉ thoát lỗ nhờ ghi nhận doanh thu tài chính 40,32 tỷ đồng.
Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, Năm Bảy Bảy ghi nhận doanh thu đạt 169,16 tỷ đồng, giảm 69,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 1,96 tỷ đồng, giảm 98,8% so với cùng kỳ.
Trong năm 2022, Công ty dự kiến tổng doanh thu 800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 102 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty mới hoàn thành được 1,9% kế hoạch lợi nhuận năm và cách rất xa kế hoạch năm.
Dòng tiền âm kỷ lục từ khi niêm yết tới nay
Bên cạnh lợi nhuận lao dốc, dòng tiền kinh doanh cũng âm. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, dòng tiền kinh doanh chính âm 696,7 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 178,6 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 1.122,9 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 1.822,7 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ.
Như vậy, trong 6 tháng đầu năm, Công ty đã tăng vay nợ để bù đắp dòng tiền kinh doanh thâm hụt và phục vụ mở rộng đầu tư.
Được biết, cổ phiếu NBB niêm yết trên sàn HoSE từ năm 2009 tới nay. Trong đó, xét về dòng tiền từ khi niêm yết tới nay, chưa năm nào dòng tiền âm kỷ lục như 6 tháng đầu năm 2022, năm dòng tiền âm lớn nhất là năm 2010 với giá trị âm 594,11 tỷ đồng.
Tính tới 30/6/2022, tổng tài sản của Năm Bảy Bảy tăng 44,9% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 1.964,9 tỷ đồng lên 6.338,6 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản phải thu dài hạn đạt 1.608,2 tỷ đồng, chiếm 25,4% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn đạt 1.586,7 tỷ đồng, chiếm 25% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 1.428,2 tỷ đồng, chiếm 22,5% tổng tài sản; tồn kho đạt 1.202 tỷ đồng, chiếm 19% tổng tài sản và các tài sản khác.
Trong kỳ, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 83% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 647,8 tỷ đồng lên 1.428,2 tỷ đồng; tồn kho tăng 29,1% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 270,7 tỷ đồng lên 1.202 tỷ đồng. Như vậy, trong 6 tháng đầu năm, Công ty đã tăng mạnh tồn kho và các khoản phải thu, điều này đã góp phần dẫn tới dòng tiền kinh doanh chính âm kỷ lục từ khi niêm yết tới nay.
Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 157,8% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 1.872,8 tỷ đồng lên 3.059,9 tỷ đồng và chiếm 48,3% tổng nguồn vốn.
Như vậy, Công ty đã tăng vay nợ trong 6 tháng đầu năm, dòng tiền này chủ yếu chảy vào tồn kho và các khoản phải thu.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/8, cổ phiếu NBB tăng 250 đồng lên 18.850 đồng/cổ phiếu.
-
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro -
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024 -
Kỳ vọng các thương vụ IPO tăng tốc trong năm 2025 -
Kỷ lục bán ròng 85.000 tỷ đồng của khối ngoại: Tỷ giá và câu chuyện thiếu hàng hóa -
VN-Index hồi phục mạnh sau khi “thủng” mốc 1.200 điểm -
Vinhomes đã mua lại 190 triệu cổ phiếu, mới được quá nửa số đăng ký
-
1 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
2 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
3 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
4 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/11
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024