
-
Thép SMC muốn phát hành riêng lẻ 73 triệu cổ phiếu để trả nợ
-
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan
-
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng
-
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu
-
Tasco muốn huy động 1.785 tỷ đồng từ cổ đông để góp vốn vào đơn vị thành viên -
Tổng lỗ của chuỗi nhà thuốc An Khang đã vượt 1.033,5 tỷ đồng
6 tháng đầu năm, lợi nhuận lao dốc
Trong quý II/2022, Năm Bảy Bảy ghi nhận doanh thu đạt 93,37 tỷ đồng, giảm 76,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 0,41 tỷ đồng, giảm 99,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 36,4% lên 51%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 66,5% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 94,6 tỷ đồng về 47,65 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 67,2%, tương ứng giảm 82,73 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 30,8%, tương ứng giảm 24,16 tỷ đồng về 54,34 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 59,9%, tương ứng giảm 12,82 tỷ đồng về 8,57 tỷ đồng; lợi nhuận khác ghi nhận lỗ 13,93 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 5,38 tỷ đồng, tức giảm 19,31 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp), quý II, Công ty ghi nhận lỗ 15,26 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 42,36 tỷ đồng, tức giảm thêm 57,62 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Như vậy, lợi nhuận cốt lõi âm, hoạt động khác ghi nhận lỗ, Công ty chỉ thoát lỗ nhờ ghi nhận doanh thu tài chính 40,32 tỷ đồng.
Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, Năm Bảy Bảy ghi nhận doanh thu đạt 169,16 tỷ đồng, giảm 69,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 1,96 tỷ đồng, giảm 98,8% so với cùng kỳ.
Trong năm 2022, Công ty dự kiến tổng doanh thu 800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 102 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty mới hoàn thành được 1,9% kế hoạch lợi nhuận năm và cách rất xa kế hoạch năm.
Dòng tiền âm kỷ lục từ khi niêm yết tới nay
Bên cạnh lợi nhuận lao dốc, dòng tiền kinh doanh cũng âm.
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, dòng tiền kinh doanh chính âm 696,7 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 178,6 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 1.122,9 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 1.822,7 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ.
Như vậy, trong 6 tháng đầu năm, Công ty đã tăng vay nợ để bù đắp dòng tiền kinh doanh thâm hụt và phục vụ mở rộng đầu tư.
Được biết, cổ phiếu NBB niêm yết trên sàn HoSE từ năm 2009 tới nay. Trong đó, xét về dòng tiền từ khi niêm yết tới nay, chưa năm nào dòng tiền âm kỷ lục như 6 tháng đầu năm 2022, năm dòng tiền âm lớn nhất là năm 2010 với giá trị âm 594,11 tỷ đồng.
Tính tới 30/6/2022, tổng tài sản của Năm Bảy Bảy tăng 44,9% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 1.964,9 tỷ đồng lên 6.338,6 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản phải thu dài hạn đạt 1.608,2 tỷ đồng, chiếm 25,4% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn đạt 1.586,7 tỷ đồng, chiếm 25% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 1.428,2 tỷ đồng, chiếm 22,5% tổng tài sản; tồn kho đạt 1.202 tỷ đồng, chiếm 19% tổng tài sản và các tài sản khác.
Trong kỳ, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 83% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 647,8 tỷ đồng lên 1.428,2 tỷ đồng; tồn kho tăng 29,1% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 270,7 tỷ đồng lên 1.202 tỷ đồng. Như vậy, trong 6 tháng đầu năm, Công ty đã tăng mạnh tồn kho và các khoản phải thu, điều này đã góp phần dẫn tới dòng tiền kinh doanh chính âm kỷ lục từ khi niêm yết tới nay.
Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 157,8% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 1.872,8 tỷ đồng lên 3.059,9 tỷ đồng và chiếm 48,3% tổng nguồn vốn.
Như vậy, Công ty đã tăng vay nợ trong 6 tháng đầu năm, dòng tiền này chủ yếu chảy vào tồn kho và các khoản phải thu.
CII liên tục thoái vốn tại Năm Bảy Bảy trước khi lợi nhuận lao dốc
Tính tới 4/7/2022, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (mã CII – sàn HoSE) chỉ còn sở hữu 47,51% (giảm 46,19% vốn điều lệ) vốn tại Năm Bảy Bảy và ghi nhận đầu tư vào Công ty liên kết.
Ngoài ra, từ 7/7 đến 5/8, CII đăng ký bán thêm 10 triệu cổ phiếu CII để giảm sở hữu về 37,52% vốn điều lệ.
Được biết, cuối quý III/2021, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (mã CII – sàn HoSE) sở hữu 93,7% vốn điều lệ tại Năm Bảy Bảy. Tuy nhiên, từ quý IV/2021 tới nay, CII liên tục đăng ký và thực hiện bán ra cổ phiếu NBB. Giai đoạn này cũng trùng với lợi nhuận của Năm Bảy Bảy lao dốc trong 6 tháng đầu năm 2022.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 1/8, cổ phiếu NBB tăng 500 đồng lên 18.000 đồng/cổ phiếu.

-
Đến cuối năm 2026, Novaland mới đủ nguồn tiền để trả nợ vay và trái phiếu -
Không còn dự án gối đầu, Vạn Phát Hưng bắt đầu hụt hơi -
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan -
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng -
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu -
Phát hành cổ phiếu đơn vị sở hữu chuỗi Bách Hoá Xanh cho lãnh đạo chủ chốt -
Tasco muốn huy động 1.785 tỷ đồng từ cổ đông để góp vốn vào đơn vị thành viên
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới