-
Chuyến tàu Metro số 1 mang số hiệu 1700 gặp lỗi khi tới nhà ga Ba Son -
Thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng sai mục đích -
Đề xuất doanh nghiệp nợ thuế 500 triệu đồng, đại diện pháp luật sẽ bị hoãn xuất cảnh -
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên: Muốn cống hiến, ở cương vị nào cũng có thể cống hiến -
Sau sắp xếp, TP.HCM dự kiến giảm từ 21 sở xuống còn 15 sở -
Gắn kết với ASEAN để phát triển kinh tế
Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho tỉnh Thái Bình tại Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Thái Bình lần thứ VII. |
Năm nhiệm vụ trọng tâm
Với tiền đề là những thành tựu quan trọng và tương đối toàn diện đã đạt được trong giai đoạn 2015 - 2020, tỉnh Thái Bình tiếp tục thực hiện những mục tiêu chiến lược để có bước phát triển đột phá trong nhiệm kỳ tới. Theo đó, tỉnh xác định tập trung vào 5 nhiệm vụ trọng tâm.
Một là, tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, chất lượng đảng viên; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và uy tín đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
Ông Nguyễn Khắc Thận. |
Hai là, tích cực đổi mới sáng tạo và thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; thực hiện nghiêm túc cơ chế trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu các sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.
Ba là, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế và các ngành, lĩnh vực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tham gia vào chuỗi giá trị; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; hoàn thiện các cơ chế, chính sách để thu hút, huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh đầu tư phát triển.
Bốn là, thường xuyên củng cố, xây dựng quốc phòng, an ninh vững mạnh. Giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường và nâng cao chất lượng công tác nắm, dự báo tình hình; thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thực hiện nghiêm túc việc tiếp và đối thoại với công dân; kịp thời giải quyết các khiếu nại, tố cáo và những vấn đề bức xúc ngay tại cơ sở, bảo đảm đúng quy định pháp luật, phù hợp với thực tiễn.
Năm là, xây dựng con người Thái Bình phát triển toàn diện cả về đạo đức, nhân cách, trí tuệ, thể chất và năng lực; tích cực đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy truyền thống văn hóa, yêu nước, cách mạng của quê hương; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân; thực hiện tốt chính sách xã hội và an sinh xã hội; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Ba đột phá phát triển
Đột phá phát triển thứ nhất mà Thái Bình tập trung triển khai là tăng cường cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Thực tiễn những năm qua cho thấy, chất lượng thực thi công vụ còn có mặt hạn chế, do đó phải đổi mới mạnh mẽ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền. Đồng thời, tăng cường quảng bá tiềm năng, thế mạnh, lợi thế của tỉnh đến các nhà đầu tư; nâng cao trách nhiệm trong công tác tham mưu và phối hợp giải quyết yêu cầu của các nhà đầu tư một cách thấu đáo, kịp thời.
Nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tỉnh sẽ tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp để nâng cao vị trí xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) và Chỉ số Quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI); triển khai thực hiện Bộ chỉ số Đánh giá năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI). Phấn đấu 100% dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 được cung cấp đến người dân trên nhiều phương tiện khác nhau.
Cùng với đó, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực, đa dạng hóa các hình thức đầu tư ở tất cả lĩnh vực, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng pháp luật; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân; hoàn thiện đồng bộ các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư, bảo đảm đủ sức hấp dẫn và phù hợp với quy định của pháp luật, cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, thu hút các nhà đầu tư lớn, con em của quê hương về đầu tư.
Tỉnh sẽ tập trung phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp và các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công theo hướng nâng cao chế độ tự chủ; xã hội hóa, thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực dịch vụ công.
Đột phá phát triển thứ hai là tập trung xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông kết nối các trục giao thông đầu mối với các trung tâm kinh tế vùng Duyên hải Bắc bộ, trong đó, tập trung hoàn thành đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển và các tuyến đường liên huyện huyết mạch.
Tiếp tục đẩy nhanh chương trình phát triển đô thị; tập trung rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch đô thị trong quy hoạch vùng tỉnh; xây dựng TP. Thái Bình trở thành đô thị loại I và xây dựng một số đô thị loại IV, loại V trước năm 2025 theo hướng tăng trưởng xanh. Chú trọng quy hoạch và xây dựng không gian đô thị hai bên bờ sông Trà Lý. Đẩy nhanh chương trình phát triển nhà ở và tiến độ các dự án phát triển nhà ở tại TP. Thái Bình và các thị trấn, khuyến khích phát triển nhà ở xã hội và nhà ở công nhân trong các khu công nghiệp, khu kinh tế.
Tăng cường hợp tác, liên kết phát triển kinh tế vùng với các tỉnh, thành phố lân cận trong vùng và cả nước, trọng tâm là các tỉnh, thành phố lớn trên cơ sở phát triển hạ tầng giao thông kết nối gắn với hình thành các hành lang phát triển kinh tế theo các tuyến đường giao thông liên vùng và phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án lớn, mang tính động lực liên vùng, có tác động quan trọng đến sự phát triển của tỉnh, tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư.
Tập trung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh, phát triển Khu kinh tế Thái Bình toàn diện cả về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đô thị và kinh tế biển. Trước mắt, tập trung giải phóng mặt bằng và hoàn thành xây dựng hạ tầng một số khu công nghiệp có quy mô lớn trong Khu kinh tế ngay trong năm 2021, đón bắt làn sóng chuyển dịch, sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư của các tập đoàn lớn trong và ngoài nước.
Triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi để đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Ưu tiên thu hút các ngành có công nghệ tiên tiến, hiện đại, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Phát triển nuôi thủy sản công nghệ cao và các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ có giá trị gia tăng lớn gắn với bảo vệ rừng phòng hộ ven biển và chủ quyền, an ninh biên giới biển.
Đột phá phát triển thứ ba là đẩy mạnh phát triển ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ cho phát triển nông nghiệp và đời sống nhân dân. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Ứng dụng các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ năng lượng mới, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường. Hỗ trợ triển khai nghiên cứu ứng dụng công nghệ cho một số ngành và lĩnh vực trọng điểm. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng, tiếp thu chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ để sản xuất sản phẩm mới, hàm lượng công nghệ cao và nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp truyền thống. Khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp tiếp thu chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Ưu tiên hỗ trợ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, Đề án “Phát triển đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết”. Tập trung ưu tiên hình thành một số chuyên khoa ứng dụng công nghệ cao trong khám chữa bệnh.
Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất, nhất là đưa tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào nông nghiệp, phát triển làng nghề, liên kết “4 nhà”... Phát triển thị trường khoa học và công nghệ gắn với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tăng cường liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước. Thúc đẩy sự liên thông của thị trường khoa học và công nghệ với thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường lao động, thị trường vốn.
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Xây dựng các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đào tạo lại lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu chuyển đổi nghề. Hiện đại hóa hạ tầng thông tin - truyền thông, phương tiện và thiết bị dạy học. Nâng cao quy mô, chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề, tạo đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông...
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối cung - cầu để nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng lao động. Thực hiện tốt cơ chế, chính sách, khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Thực hiện hiệu quả mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trung tâm dịch vụ việc làm, sàn giao dịch việc làm… Tập trung nguồn lực đầu tư một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, ngành nghề trọng điểm. Khuyến khích thành lập mới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp của doanh nghiệp trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài.
Việc thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá phát triển sẽ làm nên những trụ cột nền tảng để Thái Bình biến mục tiêu chiến lược mà Đại hội Đảng bộ lần thứ XX đề ra trở thành hiện thực, đi vào cuộc sống.
-
Chuyến tàu Metro số 1 mang số hiệu 1700 gặp lỗi khi tới nhà ga Ba Son -
Thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng sai mục đích -
Đề xuất doanh nghiệp nợ thuế 500 triệu đồng, đại diện pháp luật sẽ bị hoãn xuất cảnh -
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên: Muốn cống hiến, ở cương vị nào cũng có thể cống hiến
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80 -
Sau sắp xếp, TP.HCM dự kiến giảm từ 21 sở xuống còn 15 sở -
Gắn kết với ASEAN để phát triển kinh tế -
Bước chuẩn bị cho kinh tế năm 2025 đột phá -
Bình Dương đặt mục tiêu GRDP năm 2025 tăng 10% -
Hà Nội xem xét tiến độ lên quận của 4 huyện trong năm 2025 -
Chậm bổ sung Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII: Yêu cầu Bộ Công thương kiểm điểm trách nhiệm
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion
- ROX Key Holdings được trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Vinamilk: “Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng
- Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?