-
Chuỗi hoạt náo của FE CREDIT: Nhộn nhịp khách hàng đến tư vấn và nhận quà -
Kỳ vọng lợi nhuận ngân hàng khởi sắc trong năm 2025 -
Chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân trước ung thư giai đoạn sớm -
SeABank được chấp thuận bán toàn bộ vốn tại Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service -
Tổng cục Thuế đề nghị các ngân hàng khai và nộp thuế thay cho Agoda, Booking, AirBnb, Paypal -
Vietcombank triệu tập ĐHĐCĐ bất thường đầu năm 2025
Kế hoạch đưa ra mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử, thu hồi tài sản đối với tội rửa tiền. |
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 941/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt giai đoạn 2021 - 2025.
Xây dựng một cơ chế hiệu quả
Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch là xây dựng một cơ chế phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL) có hiệu quả ở Việt Nam vì nền hòa bình, ổn định, phát triển và hội nhập, nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế; thực hiện trách nhiệm thành viên của Việt Nam trong Nhóm châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG).
Bảo vệ tốt nhất lợi ích của quốc gia, của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế, góp phần phòng, chống tội phạm tham nhũng, rửa tiền, TTKB/TTPBVKHDHL, tăng cường sự ổn định của các tổ chức tài chính và các đối tượng báo cáo khác, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch là hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn trong nước và hướng tới đáp ứng các chuẩn mực quốc tế.
Nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro quốc gia và hợp tác trong nước trên cơ sở cập nhật đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền (RT)/TTKB/TTPBVKHDHL và xây dựng kế hoạch hành động nhằm giải quyết rủi ro được xác định trong kết quả đánh giá rủi ro quốc gia; sửa đổi, bổ sung, xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin, đặc biệt đối với các ngành, lĩnh vực có rủi ro cao về RT/TTKB/TTPBVKHDHL.
Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát đối với tất cả các lĩnh vực thuộc quản lý nhà nước của các bộ, ngành; đưa vào kế hoạch thanh tra hàng năm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL và nghiên cứu, triển khai, áp dụng thanh tra trên cơ sở rủi ro về RT/TTKB/TTPBVKHDHL.
Nâng cao công tác điều tra, xét xử tội rửa tiền
Kế hoạch đưa ra mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử, thu hồi tài sản đối với tội rửa tiền/TTKB, đặc biệt đối với các lĩnh vực có rủi ro cao trên cơ sở hợp tác trong và ngoài nước thông qua các cơ chế hợp tác chính thức và phi chính thức; thực hiện có hiệu quả quy trình điều tra, truy tố song song tội rửa tiền với tội phạm nguồn của tội rửa tiền; xây dựng, hoàn thiện quy trình/trình tự điều tra tài chính song song, truy tìm, ngăn chặn, tịch thu tài sản đối với các tội phạm nguồn có rủi ro cao.
Nâng cao hiệu quả công tác PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL trên cơ sở tăng cường nguồn lực, đặc biệt tăng cường nguồn lực cho Cơ quan phòng, chống rửa tiền (Cục Phòng, chống rửa tiền) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; nâng cao nhận thức và tăng cường hiệu quả hoạt động của các đơn vị làm công tác PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL ở các bộ, ngành có liên quan…
Để đạt được các mục tiêu trên, Kế hoạch đã đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu quốc tế và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam; nâng cao hiệu quả công tác đánh giá rủi ro RT/TTKB/TTPBVKHDHL và hợp tác trong nước; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đảm bảo các đối tượng báo cáo tuân thủ các quy định pháp luật về PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL, hướng đến áp dụng cách tiếp cận trên cơ sở rủi ro; tiếp tục tăng cường công tác điều tra, truy tố, xét xử và tịch thu, thu hồi tài sản, đặc biệt đối với các tội phạm nguồn được xác định có rủi ro cao về RT/TTKB/TTPBVKHDHL; nâng cao hiệu quả công tác PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL…
Theo Kế hoạch, một số bộ liên quan sẽ nghiên cứu, đề xuất xây dựng và hoàn thiện quy định xử phạt vi phạm hành chính về PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL; nghiên cứu đối với lĩnh vực tài sản ảo để ngăn chặn hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam; tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL đối với tất cả các lĩnh vực thuộc quyền quản lý nhà nước của các bộ, ngành.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an, đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toàn án nhân dân tối cao tăng cường hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội RT/TTKB đặc biệt với các lĩnh vực được xác định rủi ro cao…
-
Tổng cục Thuế đề nghị các ngân hàng khai và nộp thuế thay cho Agoda, Booking, AirBnb, Paypal -
Vietcombank triệu tập ĐHĐCĐ bất thường đầu năm 2025 -
Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
Tín dụng bất động sản vẫn chảy vào doanh nghiệp -
Tiếp tục chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng yếu trong vài ngày tới -
SHB và Tasco ký kết hợp tác toàn diện -
Chưa có hiện tượng tiền gửi "chạy" từ ngân hàng này sang ngân hàng khác
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025