
-
Cổ phiếu chứng khoán “sục sôi”, nhiều mã tạo đỉnh mới
-
Toàn cảnh lễ kỷ niệm 25 năm hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tin tưởng thị trường chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng, tiếp tục phát triển bền vững và hội nhập
-
Kiến trúc sư trưởng nhiều thương vụ IPO tỷ USD gia nhập F88 -
Dòng vốn ngoại quay lại: Động lực mạnh mẽ thúc đẩy VN-Index lập kỷ lục mới
Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh phối hợp với các đơn vị tổ chức “Lễ kỷ niệm 25 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam và ra mắt Hệ thống công nghệ thông tin mới” trong sáng nay tại TP.HCM.
KRX: Sự chuyển đổi cho thị trường chứng khoán Việt Nam
Hệ thống công nghệ thông tin mới do Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) làm chủ đầu tư đã chính thức vận hành vào ngày 5/5/2025 là nền tảng thống nhất, xuyên suốt, hợp nhất các chức năng và các Sở giao dịch chứng khoán, Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Việt Hà, Quyền Chủ tịch Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE). Ảnh: Lê Toàn |
Hệ thống mới hứa hẹn mở ra một kỷ nguyên giao dịch hiện đại và hiệu quả hơn, tiệm cận các chuẩn mực quốc tế, bà Nguyễn Thị Việt Hà, Quyền Chủ tịch Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) phát biểu.
Theo chia sẻ từ cơ quan quản lý, việc triển khai hệ thống KRX do HOSE làm chủ đầu tư, đã mang lại sự chuyển đổi mạnh mẽ cho thị trường chứng khoán Việt Nam, có thể dẫn đến tăng tốc độ giao dịch và thời gian thanh toán, mở đường cho các sản phẩm giao dịch mới, tăng tính minh bạch và an toàn hệ thống, từ đó giúp nâng cao niềm tin của nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài - từ đó tạo nền tảng để thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vào danh sách nâng hạng thị trường.
Chủ tịch Sở giao dịch Chứng khoán (GDCK) Hàn Quốc cho biết, dự án xây dựng hệ thống công nghệ thông tin mới đòi hỏi sự nỗ lực, có nhiều thách thức, có những giai đoạn vì Covid và cần phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan của hai quốc gia. Dự án bắt đầu từ năm 2016 tới nay là hơn 8 năm nỗ lực không ngừng, là hành trình rất dài và đã thành công.
Sở giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc đã đồng hành cùng sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam từ những ngày đầu, như đồng hành và hỗ trợ để thành lập thị trường chứng khoán Việt Nam; tiếp tục hỗ trợ thành lập Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Cả 2 dự án đều thành công.
Và theo vị Chủ tịch, nhờ sự hợp tác lâu dài đó nên Sở GDCK Hàn Quốc tiếp tục được tín nhiệm để đồng hành cùng dự án Hệ thống công nghệ thông tin KRX - thông qua đó, không chỉ là hợp tác về mặt kỹ thuật mà củng cố thêm hiểu biết, lòng tin về chiến lược hai bên và nhận ra các giá trị quý báu thông qua hợp tác dự án KRX.
Thị trường vốn Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, với công nghệ mới, mở rộng hạ tầng, quy mô mới và sẽ có thêm các sản phẩm mới…, Chủ tịch Sở GDCK Hàn Quốc tin tưởng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phát triển hơn nữa và sẽ luôn là đối tác tin cậy, đồng hành cùng thị trường vốn Việt Nam.
![]() |
Ông Lương Hải Sinh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX). Ảnh: Lê Toàn. |
Nhìn lại những ngày đầu tiên khai mở, trên thị trường chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết, 4 công ty chứng khoán, vốn hóa chỉ đạt 0,28% GDP, thì đến cuối tháng 6/2025: thị trường đã có trên 1.600 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch; quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu và trái phiếu đạt gần 100% GDP; thanh khoản bình quân thị trường cổ phiếu 6 tháng đầu năm 2025 đạt trên 21.000 tỷ đồng/phiên; 82 công ty chứng khoán và 43 công ty quản lý quỹ; và trên 10 triệu tài khoản đầu tư chứng khoán…
Ông Lương Hải Sinh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX) cho biết, thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường sôi động, với quy mô vốn hóa và thanh khoản thuộc top đầu khu vực ASEAN.
Nâng hạng: Cột mốc quan trọng nhưng không phải đích đến cuối cùng
Là một trong 2 doanh nghiệp đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán, bà Nguyễn Thị Mai Thanh Chủ tịch HĐQT REE cho biết, năm 1992, khi Chính phủ ban hành Nghị định 102 về thí điểm cổ phần hóa, chúng tôi mạnh dạn nắm lấy cơ hội. Và đến tháng 12/1993, REE trở thành doanh nghiệp đầu tiên thực hiện cổ phần hóa tại Việt Nam.
Sau cổ phần hóa, REE bắt đầu tìm kiếm nguồn vốn để phát triển. Thời điểm đó, vốn chủ yếu vẫn đến từ các khoản vay ngân hàng. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998 đã đẩy lãi suất ngân hàng lên hơn 20%. Trước thách thức đó, REE đã xin phép Bộ Tài chính phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế trị giá 5 triệu USD, với lãi suất 4,5% - và REE đã phát hành thành công.
Sự thiếu hụt vốn trung và dài hạn để phát triển kinh tế đã thôi thúc Đảng và Nhà nước xúc tiến thành lập thị trường chứng khoán. Tháng 7 năm 2000, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM chính thức được thành lập, và REE là doanh nghiệp đầu tiên niêm yết trên thị trường.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh Chủ tịch HĐQT REE. Ảnh: Lê Toàn |
"Chúng tôi đặt niềm tin rằng thị trường chứng khoán không chỉ là kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp, mà còn là nơi giúp các nhà đầu tư linh hoạt lựa chọn danh mục, tạo tính thanh khoản cho tài sản cổ phiếu - góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam", bà Mai Thanh nói.
Trải qua 25 năm, thị trường chứng khoán Việt Nam đã không ngừng phát triển, vượt qua nhiều thăng trầm, bao gồm hai cuộc khủng hoảng toàn cầu vào năm 2009 và gần đây do những biến động địa chính trị. Hiện nay, mặc dù kênh huy động vốn đã đa dạng hơn - gồm ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp và phát hành cổ phiếu qua thị trường chứng khoán - nhưng từ góc độ một doanh nghiệp niêm yết, REE nhận thấy kênh ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, với lãi suất nhiều thời điểm cao hơn mặt bằng khu vực.
Với kênh phát hành cổ phiếu qua thị trường chứng khoán, bà Mai Thanh cho rằng đây là phương thức huy động vốn an toàn, minh bạch và bền vững. TTCK Việt Nam đang hướng tới mục tiêu nâng hạng, đây chính là cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong bối cảnh đất nước đang bước vào một kỷ nguyên mới với khát vọng phát triển, niềm tin mạnh mẽ và sự quyết tâm cao độ.
![]() |
Ông Don Lam - Tổng giám đốc và Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital. Ảnh: Lê Toàn |
Chia sẻ tại buổi lễ, ông Don Lam - Tổng giám đốc và Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital cho biết, việc nâng hạng là một cột mốc quan trọng, nhưng không phải là đích đến cuối cùng. Việc phát triển thị trường hướng đến mục tiêu lớn hơn: xây dựng nền tảng cho tự chủ tài chính của quốc gia. Nhìn lại chặng đường 25 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt nhiều bước tiến quan trọng, trong đó, có thể kể đến ba dấu ấn tiêu biểu:
(1) Xây dựng nền tảng giao dịch hiện đại với việc đưa hệ thống KRX vào vận hành thành công, mở ra dư địa cho các sản phẩm mới, phù hợp với xu thế toàn cầu.
(2) Mở rộng quy mô và gia tăng chiều sâu thị trường: Với hơn 10 triệu tài khoản nhà đầu tư, hơn 1,600 công ty niêm yết và mức vốn hóa 300 tỷ USD, thị trường chứng khoán đóng vai trò then chốt trong việc dẫn vốn trung và dài hạn. Thanh khoản cải thiện mạnh mẽ, đưa Việt Nam trở thành thị trường có giá trị giao dịch hàng ngày dẫn đầu ASEAN, đạt trung bình trên 1 tỷ USD.
(3) Đẩy mạnh hội nhập và thu hút vốn đầu tư quốc tế: Những cải cách về giới hạn sở hữu nước ngoài, quản trị doanh nghiệp đã giúp thị trường ngày càng hấp dẫn hơn với nhà đầu tư.
Bước vào giai đoạn phát triển mới, vai trò của thị trường vốn cần được khẳng định rõ nét hơn nữa - không chỉ là công cụ hỗ trợ tăng trưởng, mà còn là trụ cột trong việc hiện thực hóa các mục tiêu dài hạn, đặc biệt là thúc đẩy sự lớn mạnh của khu vực kinh tế tư nhân.
Theo ông Don Lam, dấu mốc 25 năm không chỉ là dịp để nhìn lại chặng đường đã qua với sự trân trọng, mà còn là thời khắc để cùng nhau hướng tới tương lai. Chúng ta hiểu rằng, phía trước vẫn còn nhiều việc phải làm để thị trường chứng khoán thực sự phát huy hết vai trò của mình - không chỉ là kênh dẫn vốn hiệu quả, mà còn là nền tảng chiến lược để tạo sức bật cho nền kinh tế. Bởi lẽ, sức mạnh nội lực sẽ là thước đo mức độ tự cường của một quốc gia. Một thị trường vốn phát triển bền vững, hiệu quả và minh bạch sẽ là công cụ để Việt Nam tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045.

-
Cổ phiếu chứng khoán “sục sôi”, nhiều mã tạo đỉnh mới
-
Toàn cảnh lễ kỷ niệm 25 năm hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tin tưởng thị trường chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng, tiếp tục phát triển bền vững và hội nhập
-
Kiến trúc sư trưởng nhiều thương vụ IPO tỷ USD gia nhập F88
-
Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cột mốc quan trọng nhưng không phải đích đến cuối cùng -
Dòng vốn ngoại quay lại: Động lực mạnh mẽ thúc đẩy VN-Index lập kỷ lục mới -
Chứng khoán Việt Nam vươn mình sau 25 năm: Nâng hạng và huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp -
[Longform] Thị trường chứng khoán Việt Nam 25 năm: Vững vàng bước vào kỷ nguyên mới -
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ còn bùng nổ, tạo nên sức hút lớn đối với nhà đầu tư -
Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 7/2025: Ưu tiên nhóm cổ phiếu có vị thế dẫn đầu -
VN-Index vượt đỉnh lịch sử, trụ cột nào góp sức?
-
Giải pháp logistics cho chuỗi cung ứng bền vững - ổn định trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động
-
Định hướng chiến lược phát triển ngành logistics trong thời gian tới
-
Giải pháp logistics cho chuỗi cung ứng bền vững
-
Diễn đàn Logistics 2025: Tìm lời giải cho chuỗi cung ứng bền vững và thích ứng
-
Diễn đàn công nghệ năng lượng trong kỷ nguyên mới
-
Boutique Gate: Tâm điểm mới của dòng tiền thực và giá trị gia tăng bền vững