-
Nhiều kế hoạch hút vốn ngoại được đẩy mạnh trong năm 2025 -
MSB hiện thực hóa tương lai thanh toán không chạm tại Việt Nam -
Room tín dụng dư thừa, vì sao Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nới room? -
42% khách hàng “underbanked” phải vay nóng để tìm vốn: Cần thêm những cú bắt tay giữa Fintech và ngân hàng -
Người Việt đứng thứ hai thế giới về tiền số, đại biểu kiến nghị phải thu thuế -
Vốn điều lệ Eximbank tăng lên 18.688 tỷ đồng
Ông Tạ Kiều Hưng đang giữ chức Phó tổng giám đốc của NCB. Ngân hàng cũng đồng thời kiện toàn bộ máy lãnh đạo cấp cao với sự tham gia của các nhân sự giàu kinh nghiệm.
Theo định hướng tại Đại hội đồng cổ đông năm 2023 diễn ra ngày 8/4 vừa qua, NCB đặt mục tiêu tiếp tục chuyển mình trên mọi phương diện, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, hướng tới những bước tiến mang tính đột phá. Trong đó, công tác phát triển nhân sự, chuyển đổi số trên mọi hoạt động và sản phẩm dịch vụ được coi là những những yếu tố then chốt được chú trọng đầu tư để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, từng bước đạt mục tiêu chiến lược của NCB.
Tiếp tục kiện toàn bộ máy Ban điều hành với sự tham gia của các nhân sự giàu kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn sâu rộng, ngày 21/4, NCB chính thức bổ nhiệm ông Tạ Kiều Hưng giữ chức quyền Tổng giám đốc.
Ông Tạ Kiều Hưng sinh năm 1980, là Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Trung tâm Đào tạo về Quản lý Pháp - Việt (CFVG) - Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, với nhiều chức vụ quan trọng tại Techcombank. Tháng 12/2022, ông Hưng gia nhập NCB với vai trò Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Khoa học - Công nghệ.
Ông Tạ Kiều Hưng, quyền Tổng giám đốc NCB. |
Trước đó, Đại hội đồng cổ đông NCB năm 2023 cũng thông qua việc kiện toàn Ban Kiểm soát ngân hàng, bầu bổ sung bà Đỗ Thị Đức Minh và ông Nguyễn Văn Quang làm thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2020 - 2025, thay cho bà Trần Thị Hà Giang và bà Trần Thị Minh Huệ, đều có đơn xin từ nhiệm vì lý do cá nhân, các nhân sự này sau khi được miễn nhiệm vẫn mong muốn được tiếp tục cống hiến cho NCB.
Cùng ngày, Ban Kiểm soát đã họp và bầu vị trí Trưởng Ban Kiểm soát mới, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với bà Đỗ Thị Đức Minh.
Bà Đỗ Thị Đức Minh, Trưởng Ban Kiểm soát NCB. |
Bà Đỗ Thị Đức Minh sinh năm 1975, là Thạc sỹ Kinh tế - Học viện Ngân hàng. Bà có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng và từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng tại các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp lớn như: PG Bank, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
NCB cũng thể hiện rõ nét định hướng số hóa thông qua việc đầu tư mạnh mẽ về nền tảng công nghệ và tăng cường nguồn nhân lực với sự gia nhập của ông Nguyễn Vịnh, đảm nhiệm chức danh Giám đốc Khối Công nghệ vào tháng 3 vừa qua.
Ông Nguyễn Vịnh, Giám đốc Khối Công nghệ NCB |
Ông Nguyễn Vịnh sinh năm 1984, là Cử nhân Công nghệ Thông tin - Đại học Bách Khoa Hà Nội, Thạc sỹ MBA Trung tâm Đào tạo về Quản lý Pháp - Việt (CFVG) - Đại học Kinh tế Quốc dân. Với hơn 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và từng đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý cấp cao tại các ngân hàng lớn, ông Vịnh sẽ cùng Khối Công nghệ có các đóng góp hiệu quả cho quá trình chuyển đổi số, tăng cường giải pháp, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và trải nghiệm khách hàng của NCB.
NCB cũng đồng thời thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc thường trực theo nguyện vọng cá nhân của ông Nguyễn Đình Tuấn.
Bên cạnh việc bổ sung nhân sự cấp cao, đại diện NCB cho biết sẽ tiếp tục xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, kiện toàn hệ thống với sự tham gia của các chuyên gia, kỹ sư trong nước và nước ngoài giàu kinh nghiệm về dữ liệu, kiến trúc giải pháp, tích hợp trong thời gian tới, để triển khai chiến lược chuyển đổi số toàn diện cho NCB. Đồng thời, tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng ưu việt, đáp ứng nhu cầu khách hàng ở tiêu chuẩn cao để hiện thực cam kết đồng hành với khách hàng, mở ra những con đường chinh phục thành công của triệu ước mơ Việt.
Nhờ chủ động linh hoạt thích ứng với bối cảnh mới và chú trọng đầu tư kiện toàn bộ máy nhân sự, nền tảng công nghệ và sản phẩm dịch vụ giúp gia tăng trải nghiệm cho khách hàng, thời gian qua, NCB đã đạt được những kết quả ban đầu khả quan. Theo đó, năm 2022, tổng tài sản của NCB tăng lên gần 90.000 tỷ đồng, huy động vốn đạt hơn 73.300 tỷ đồng và dư nợ cho vay đạt hơn 47.700 tỷ đồng, vượt kế hoạch đã đề ra. Đây cũng là năm NCB có tốc độ phát triển khách hàng nhanh nhất trong các năm, tăng 13% so với 2021.
NCB cũng đã nâng cấp thành công Ngân hàng lõi - Core Banking T24 lên phiên bản R21, trở thành ngân hàng đầu tiên sử dụng phiên bản hiện đại nhất trong số các tổ chức tín dụng tại Việt Nam và ra mắt giao diện ứng dụng NCB iziMobile hoàn toàn mới cho khách hàng cá nhân, ra mắt ứng dụng NCB iziBankbiz cho khách hàng doanh nghiệp, đồng hành với khách hàng mọi lúc, mọi nơi.
-
Ngân hàng NCB hoàn thành kế hoạch tăng gấp đôi vốn điều lệ, lên gần 11.800 tỷ đồng -
Người Việt đứng thứ hai thế giới về tiền số, đại biểu kiến nghị phải thu thuế -
Vốn điều lệ Eximbank tăng lên 18.688 tỷ đồng -
Đề nghị các ngân hàng giữ lãi suất tiền gửi ổn định, tiếp tục giảm lãi vay -
M&A ngân hàng và những cuộc "kén rể" còn để ngỏ -
M&A tài chính tiêu dùng hút vốn ngoại -
Quảng Ninh: 725 tỷ đồng giải ngân hỗ trợ 9.014 khách hàng vay khắc phục hậu quả sau bão số 3
- Khám phá cơ hội hợp tác tại Hội thảo về hợp tác kinh doanh Malaysia - Việt Nam
- Sống xanh, sống sang tại Vinhomes Golden River
- Bất động sản nhà phố “tăng tốc”, The Larita đón sóng đầu tư khu Tây TP.HCM
- Doanh nghiệp có thêm hơn 19.000 tỷ đồng tín dụng xanh
- Masan Group được vinh danh Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 - 2024
- Giải pickleball PWR Thủ Đức HTV DJOY mở rộng - Cúp WARRIOR chính thức diễn ra vào tháng 12