Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 15 tháng 01 năm 2025,
Nét mới về thực hiện chủ trương nội địa hóa trong phát triển ngành điện
N.L - 17/09/2020 11:48
 
Trong bức tranh tổng thể của việc phát triển ngành điện thời gian qua, các dự án năng lượng được xem là cơ hội để đẩy mạnh chủ trương nội địa hóa.

Nội địa hóa là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản xuất, xây dựng thương hiệu quốc gia, giải quyết việc làm, từng bước đẩy mạnh nền sản xuất theo hướng công nghiệp hiện đại, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.

Trong bức tranh tổng thể của việc phát triển ngành điện thời gian qua, các dự án năng lượng được xem là cơ hội để chúng ta đẩy mạnh chủ trương nội địa hóa. Cùng với giải pháp áp dụng cơ chế thí điểm thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị, nhiều giải pháp khác cũng được triển khai đồng bộ để tăng cường tỷ lệ nội địa hóa.

Trong đó, việc hợp tác quốc tế để doanh nghiệp trong nước tham gia tổ chức, quản lý, điều hành các dự án nhà máy điện theo hình thức tổng thầu EPC đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tiến trình nội địa hóa.

Thời gian qua, Chính phủ đã đồng ý chủ trương cho các nhà thầu trong nước hợp tác cùng nhà thầu quốc tế để triển khai EPC các nhà máy điện, như: Vũng Áng 1, Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 mở rộng, Sông Hậu 1, góp phần tăng tỷ lệ nội địa hóa, mang lại hiệu quả chung của các dự án. Thành công trong triển khai EPC các dự án trên đã mở thêm cách làm mới trong thực hiện nội địa hóa.

.

Nhiệt điện Vĩnh Tân 4là một trong số ít dự án có doanh nghiệp trong nước tham gia tổng thầu cùng với các tập đoàn công nghiệp hàng đầu thế giới, với tỷ lệ nội địa hóa cao (Trong ảnh: Lễ cắt băng khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, tháng 9/2019).

Những dự án gần đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã chọn một số nhà thầu “hạt giống” trong nước và yêu cầu các nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước để đấu thầu cạnh tranh công khai. Phương thức này góp phần nâng cao vai trò và vị thế của doanh nghiệp trong nước.

Từ đó, doanh thu của doanh nghiệp trong nước được nâng lên. Đặc biệt, lợi nhuận trước đây chủ yếu nằm ở doanh nghiệp nước ngoài, thì nay đã nằm một phần ở doanh nghiệp trong nước. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp trong nước nộp ngân sách cao hơn cho nhà nước và tăng tích lũy để phát triển.

Có thể nói, việc chọn các nhà thầu “hạt giống” trong nước để hợp tác liên danh với nhà thầu nước ngoài trong triển khai EPC nhà máy điện là một trong những nét mới về thực hiện chủ trương nội địa hóa trong phát triển ngành điện. Nên chăng, cần khuyến khích nhân rộng mô hình này trong thực hiện chủ trương nội địa hóa ở các ngành, lĩnh vực khác?

Ngành điện cần 8-12 tỷ USD vốn đầu tư mới mỗi năm
Từ nay đến năm 2030, mỗi năm ngành điện Việt Nam cần nguồn vốn đầu tư mới khoảng 8-12 tỷ USD, cao hơn mức bình quân 8 tỷ USD/năm trong giai đoạn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư