-
Khốc liệt thị trường gọi xe công nghệ 2025: Kẻ rục rịch đến, người ngậm ngùi đi -
Vấn nạn tin nhắn rác, cuộc gọi rác vẫn hoành hành -
Kiếm tiền từ 5G: Nhà mạng bối rối -
Samsung sẽ ra mắt “Galaxy S thế hệ mới” vào ngày 23/1/2025 -
Bứt phá hiệu suất doanh nghiệp với HP EliteBook 845 G11 AI PC -
Việt Nam có 28,2 triệu người chơi eSports
Netflix sẽ lập pháp nhân ở Việt Nam để hoạt động hợp pháp |
Bất bình đẳng trên thị trường truyền hình trả tiền
Theo dữ liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Netflix cung cấp dịch vụ tại Việt Nam từ đầu năm 2016 với các gói thuê bao có mức phí 180.000 - 260.000 đồng/tháng. Đến năm 2020, tổng số thuê bao trả phí cho Netflix ở Việt Nam đã đạt con số trên 300.000, với tổng doanh thu ước tính 30 triệu USD.
Tại Việt Nam, Netflix kinh doanh dịch vụ xem truyền hình trả tiền qua ứng dụng. Cá nhân người sử dụng dịch vụ chỉ cần kết nối Internet, dowload ứng dụng, cài đặt và mua gói sử dụng dịch vụ và thanh toán qua ví điện tử. Theo Bộ TT&TT, hoạt động cung cấp dịch vụ truyền hình theo yêu cầu được một số doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam như Netflix, nhưng chưa chịu sự quản lý của các cơ quan Việt Nam. Cụ thể, các doanh nghiệp này chưa được cấp phép cung cấp dịch vụ, chưa đóng các loại phí, thuế, chưa thực hiện biên tập nội dung, gây ra sự bất bình đẳng trên thị trường truyền hình trả tiền.
Dù có doanh thu mỗi năm lên đến 30 triệu USD, nhưng Netflix không thực hiện các nghĩa vụ về thuế và phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền theo quy định.
“Trong các năm 2020 - 2021 trên dịch vụ Netflix có nhiều nội dung vi phạm về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, tuyên truyền lối sống dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam”, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) cho biết.
Đối với vấn đề nộp thuế, đến năm 2022, trước sức ép mạnh mẽ, Netflix đã tiến hành kê khai và đóng thuế nhà thầu tại Việt Nam. Theo dữ liệu của Tổng cục Thuế, Netflix mới chỉ đóng được 7,8 tỷ đồng thuế nhà thầu.
Doanh thu năm 2022 của Netflix là 31,62 tỷ USD. Hiện Netflix nằm trong kế hoạch mua bán - sáp nhập (M&A) của Microsoft, với định giá gần 190 tỷ USD.
Liên quan đến nội dung quản lý đối với dịch vụ truyền hình xuyên biên giới, tháng 10/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/1/2016 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình. Nghị định này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2023.
Ông Nguyễn Hà Yên, Phó cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho hay, các doanh nghiệp nước ngoài tham gia thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam với loại hình dịch vụ OTT mà không có kênh, chỉ có nội dung theo yêu cầu như Netflix, WeTV... thì phải được cấp giấy phép như doanh nghiệp trong nước. Để có giấy phép, doanh nghiệp nước ngoài phải làm thủ tục để hình thành pháp nhân tại Việt Nam.
“Hiện có 3 doanh nghiệp Trung Quốc và 2 doanh nghiệp Mỹ có nhu cầu tham gia thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp đang được Bộ TT&TT cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục để kinh doanh theo đúng pháp luật Việt Nam. Nếu thời gian tới, các doanh nghiệp nói trên vẫn hoạt động không phép và không tuân thủ quy định pháp luật thì cơ quan nhà nước có thể chiếu theo Nghị định 71/2022/NĐ-CP và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản để xử phạt, chặn truy cập”, ông Yên khẳng định.
Tính đường lập pháp nhân ở Việt Nam
Tuần qua, trong chuyến làm việc tại Việt Nam của Đoàn doanh nghiệp cấp cao Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, lãnh đạo Netflix đã gặp gỡ các bộ, ngành, chia sẻ kế hoạch lập pháp nhân tại Việt Nam.
Tại cuộc làm việc với lãnh đạo Bộ TT&TT và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, bà Josephine Choy, Phó chủ tịch về chính sách công khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Netflix cho biết, Netflix có mặt tại Việt Nam vào năm 2016, trong khuôn khổ sự kiện ra mắt toàn cầu và chính thức ra mắt với phiên bản tiếng Việt từ tháng 10/2019. Netflix hiện chưa có văn phòng đại diện tại Việt Nam, nhưng đã từng bước đầu tư vào Việt Nam bằng cách cấp phép thực hiện hơn 200 bộ phim, thuê đối tác Việt Nam lồng tiếng, làm phụ đề cho các chương trình và phim của mình.
Bà Josephine Choy thông tin, thực hiện Nghị định số 71/2022/NĐ-CP, Netflix đang triển khai các thủ tục cần thiết để thành lập pháp nhân tại Việt Nam. Mong muốn Bộ TT&TT, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và các bộ, ngành liên quan ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ Netflix hoàn thiện các thủ tục về thành lập pháp nhân đại diện tại Việt Nam theo quy định.
Nguồn tin của Báo Đầu tư cho hay, bên cạnh việc xúc tiến các thủ tục cần thiết, Netflix đang tiến hành đánh giá các rủi ro, khó khăn trong việc thành lập pháp nhân tại Việt Nam. Nhiều khả năng, Netflix sẽ lựa chọn phương án thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Thời điểm Netflix chính thức lập pháp nhân và mở cửa hoạt động sớm nhất vào cuối năm 2023.
Netflix thành lập pháp nhân tại Việt Nam sẽ là một cú hích lớn cho ngành nội dung số nói chung và truyền hình trả tiền nói riêng. Netflix sẽ thực hiện các chiến dịch quảng bá, makerting thu hút người dùng, thúc đẩy cạnh tranh với các doanh nghiệp truyền hình trả tiền tại Việt Nam. Đồng thời, Netflix cũng sẽ có sự đầu tư, hợp tác sản xuất nội dung với các doanh nghiệp Việt Nam phục vụ khách hàng thị trường Việt Nam và hướng tới xuất khẩu sản phẩm nội dung số.
-
Vấn nạn tin nhắn rác, cuộc gọi rác vẫn hoành hành -
Nvidia giới thiệu siêu máy tính AI cá nhân nhỏ gọn giá 3.000 USD -
Samsung công bố ngày ra mắt Galaxy S25 -
Kiếm tiền từ 5G: Nhà mạng bối rối -
Samsung sẽ ra mắt “Galaxy S thế hệ mới” vào ngày 23/1/2025 -
Bứt phá hiệu suất doanh nghiệp với HP EliteBook 845 G11 AI PC -
Apple Intelligence: Cải tiến hay “gánh nặng” bộ nhớ?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam