-
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu cho chính phủ, ngăn chặn nguy cơ đóng cửa -
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản -
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất cơ bản, đồng yên rớt giá thấp nhất 4 tháng -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Doanh số bán lẻ phản ánh sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ -
Ông Trump và cú hích đầu tư, việc làm cho nền kinh tế Mỹ
Mỏ dầu Vankorskoye thuộc sở hữu của tập đoàn Rosneft ở phía bắc thành phố Krasnoyarsk, vùng Siberia của Nga. Ảnh: Reuters |
Bộ Năng lượng Nga vừa có thông báo trên Telegram rằng động thái cắt giảm trên được thực hiện để giải quyết tình trạng sản xuất thừa đã xảy ra từ tháng 4.
"Nga đã sản xuất dầu mỏ vượt mức trong tháng 6 nhưng mỗi tháng bắt đầu từ tháng 4, mức sản lượng đều giảm dần", tuyên bố của Bộ Năng lượng Nga nêu rõ. "Nga sẽ giải quyết vấn đề sản xuất thừa sản lượng vào tháng 7 và sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của mình".
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết trong một tuyên bố riêng rằng khối lượng dư thừa sản lượng trong 6 tháng đầu năm nay đạt trung bình 480.000 thùng/ngày.
Nga, nhà sản xuất dầu thô lớn nhất trong liên minh OPEC và các đồng minh (gọi chung là OPEC+), cũng là một trong những quốc gia thành viên chậm trễ trong việc thực hiện thỏa thuận cung cấp nhằm hỗ trợ giá dầu toàn cầu, theo Bloomberg.
Kể từ khi bắt đầu hợp tác với OPEC, Nga cho biết họ không thể cắt giảm sản lượng đáng kể vào cuối mùa thu và mùa đông do đặc điểm địa chất của các mỏ dầu và điều kiện khí hậu.
Theo tuyên bố của mình, Iraq và Kazakhstan, hai thành viên chậm trễ cắt giảm sản lượng của OPEC+, cũng phải bù đắp cho sản lượng dư thừa cho đến tháng 9/2025. Trong nửa đầu năm nay, Iraq đã bơm thêm 1,184 triệu thùng mỗi ngày trong khi Kazakhstan cung cấp thêm 620.000 thùng/ngày.
Không giống lộ trình của Nga khi ngắt quãng một vài tháng, các kế hoạch cắt giảm bù sản lượng của Iraq và Kazakhstan áp dụng cắt giảm sản lượng đều đặn hàng tháng từ tháng 7/2024 đến tháng 9/2025.
Bloomberg dẫn tài tài liệu nội bộ của OPEC+ được biên soạn cho các ủy ban giám sát của liên minh này cho thấy các thành viên trong liên minh có thành tích thấp trong việc cắt giảm sản lượng để bù đắp cho sản xuất dư thừa vào năm 2021.
Đầu tháng này, Nga đã cân nhắc việc cắt giảm bù vào mùa hè và đầu mùa thu vì lý do công nghệ, đồng thời đảm bảo thị trường nhiên liệu trong nước sẽ được cung cấp đầy đủ trong những tháng lạnh giá. Các nguồn tin của Bloomberg cho biết, việc tiếp tục hạn chế sản lượng sẽ được Nga thực hiện tại các mỏ phía Tây Siberia. Đây là khu vực khai thác dầu mỏ lâu đời hơn của Nga, đảm nhiệm sản xuất dầu có chất lượng thấp hơn so với các dự án ở phía Đông Siberia - khu vực chuyên cung cấp hỗn hợp dầu thô ESPO cao cấp.
-
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất cơ bản, đồng yên rớt giá thấp nhất 4 tháng -
Honda và Nissan cân nhắc sáp nhập: Hướng đi tất yếu? -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Fed giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp -
Doanh số bán lẻ phản ánh sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ -
Nhật Bản bổ sung 90 tỷ USD cho gói kích thích kinh tế mới -
Ông Trump và cú hích đầu tư, việc làm cho nền kinh tế Mỹ
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up