
-
EVNNPT phấn đấu hoàn thành 800 sáng kiến giai đoạn 2025-2028
-
Từ ngày 5/5, Bộ Công thương là đầu mối cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
-
Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực vốn, đất đai, nhân lực
-
Công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng tháng 4/2025
-
Bộ Công thương sẽ kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu -
Doanh nhân Việt: Nửa thế kỷ viết nên khát vọng
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, Đà Nẵng đã yêu cầu Sở Tư pháp có văn bản thông báo đến Phòng Công chứng và các văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Đà Nẵng không cho phép việc sang tên, chuyển nhượng tài sản, bao gồm: đất đai, công trình, cổ phần… đã được cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an kê biên có liên quan đến tập đoàn Thiên Thanh cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan thẩm quyền.
![]() | ||
Tài sản của Thiên Thanh đã được cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an kê biên không được phép chuyển nhượng |
Cùng với TP.Hồ Chí Minh, thì Đà Nẵng và Quảng Ngãi là 2 địa phương mà Tập đoàn Thiên Thanh có nhiều dự án đầu tư lớn. Điển hình là Dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ trên nền Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) với tổng đầu tư trên 750 triệu USD.
Tại Quảng Ngãi, Tập đoàn Thiên Thanh là chủ sở hữu dự án Tổ hợp Thương mại - Dịch vụ - Khách sạn Thiên Thanh tọa lạc tại thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh và 794.900 cổ phiếu tại Công ty CP Đầu tư xây dựng và du lịch IDICO.
Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) cũng đã có văn bản gửi Sở Tư pháp TP.Hồ Chí Minh yêu cầu không cho phép sang tên, chuyển nhượng tài sản (gồm đất đai, công trình…) của Tập đoàn Thiên Thanh.
Được biết, tài sản ngăn chặn giao dịch gồm hơn chục bất động sản nằm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trước đó, vào ngày 29/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án, klhởi tố bị can, bắt giam các đối tượng: Phạm Công Danh, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Thanh; Phan Thành Mai, nguyên thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn này và ông Mai Hữu Khương, nguyên thành viên Hội đồng quản trị với tội danh cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Được thành lập năm 1964 tại Quảng Ngãi, ban đầu là một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng với thương hiệu Hương Sơn, sau đó, Thiên Thanh đã chuyển thành nhà thầu xây dựng tại miền Trung, rồi tiến vào TP.HCM kinh doanh, phân phối vật liệu xây dựng mang các thương hiệu Thiên Thanh, Đồng Tâm, Bạch Mã…
Tập đoàn này chỉ thực sự “nổi đình đám” từ khi đưa ra gói hỗ trợ bất động sản lớn, lên tới 50.000 tỷ đồng cho thị trường bất động sản và lĩnh vực liên quan là vật liệu xây dựng.
TIN LIÊN QUAN | |
Số phận các dự án ngưng trệ của Tập đoàn Thiên Thanh | |
Số phận dự án 750 triệu USD của Tập đoàn Thiên Thanh tại Đà Nẵng | |
Sếp SHB "ngơ ngác" với gói 50.000 tỷ |
Thế Hải
-
Công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng tháng 4/2025 -
Bộ Công thương sẽ kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu -
Doanh nhân Việt: Nửa thế kỷ viết nên khát vọng -
Quý I/2025, doanh thu và lợi nhuận hợp nhất tăng cao, Vietjet tiếp tục mở rộng mạng bay quốc tế -
Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân: Mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 -
TKV điều hành linh hoạt, doanh thu tháng 4 đạt trên 16.100 tỷ đồng -
Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì trước quy định mới về quản trị dữ liệu?
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Vinhomes và CapitaLand Development hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực bất động sản
-
VietinBank - Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới