Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Ngân hàng bỏ ngỏ mục tiêu lợi nhuận 2020
Vân Linh - 28/05/2020 17:16
 
Trước khó khăn do tác động bởi dịch Covid-19, các ngân hàng cân nhắc kỹ hơn khi đưa ra mục tiêu lợi nhuận 2020 giảm so với mức đạt được năm rồi và nhiều nhà băng bỏ ngõ.

Trong bối cảnh đó, VietinBank tiếp tục định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2020 với tốc độ hợp lý, đồng thời đẩy mạnh tái cơ cấu nợ hỗ trợ khách hàng ảnh hưởng bởi dịch.

Còn về chỉ tiêu lợi nhuận, tại đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2020 của Vietinbank diễn ra ngày 23/5, Ngân hàng chỉ cho biết, đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế riêng lẻ, hợp nhất năm 2020 bảo đảm hiệu quả kinh doanh cần thiết và cải thiện hoạt động kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế, tiếp tục cập nhật diễn biến và tác động của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế và hoạt động của ngân hàng, phù hợp với phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Vietinbank bỏ ngỏ mục tiêu lợi nhuận 2020.

Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank, ông Lê Đức Thọ cho hay, Ngân hàng đang cân đối chỉ tiêu lợi nhuận 2020 do có nhiều yếu tố tác động. Trước đó, khi dịch bệnh chưa xảy ra nhà băng này đưa mức dự kiến lợi nhuận thu về trong 2020 tăng 10% trở lên so với mức đạt được của năm 2019 (gần 11.000 tỷ đồng trước thuế).

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank, lợi nhuận của Ngân hàng đang theo kế hoạch, dự kiến hết quý II/2020 sẽ đạt khoảng 6.000 tỷ đồng trước thuế. Quý I/2020, VietinBank lãi sau thuế 2.404 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ 2019. 

Ngày mai (29/5) Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) tiến hành ĐHCĐ thường niên 2020 để trình cổ đông thông qua các chỉ tiêu kinh doanh năm nay, Năm 2020, SCB dự kiến tổng tài sản tăng 12,19%, đạt 637.166 tỷ đồng. Mục tiêu cho vay khách hàng đạt 377.283 tỷ đồng, tăng 13%; huy động thị trường 1 đạt 553.092 tỷ đồng, tăng 13,3%.

Riêng mục tiêu lợi nhuận được SCB bỏ ngỏ. Nguyên nhân do SCB đang quá trình tái cơ cấu, nên mọi nguồn lực đều phải tập trung cho quá trình tái cơ cấu giai đoạn 2. Lợi nhuận thu về phải tập trung trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu. Hiện SCB đang nắm giữ hơn 20.000 trái phiếu VAMC và đã trích dự phòng rủi ro lên đến trên 10.000 tỷ đồng cho trái phiếu này. 

Trong khi đó, Ngân hàng Nam Á (Nam A Bank) đưa ra mục tiêu lợi nhuận 2020 ở mức 800 tỷ đồng trước thuế, giảm 100 tỷ đồng so với năm trước. Hội đồng quản trị (HĐQT) Nam A Bank đã lấy ý kiến cổ dông về việc tiến hành ĐHCĐ qua hình thức trực tuyến sau khi bị hoãn trong ngày 23/3

Còn ACB, TPBank cũng thận trọng với mục tiêu lợi nhuận 2020 trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngày 16/6 tới, ACB sẽ tiến hành ĐHCĐ thường niên 2020 thông qua kế hoạch kinh doanh 2020 với dự trình chỉ tiêu lợi nhuận ở mức 7.636 tỷ đồng, chỉ tăng lần lượt 2% và 5% so với năm trước. 

Đồng thời, mục tiêu vừa đưa ra giảm hơn 12% so với dự kiến được thông tin tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư của ACB vào tháng 1/2020, khi dịch Covid-19 chưa bùng phát ở Việt Nam (8.700 tỷ đồng trước thuế). 

Mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay được HĐQT TPBank trình cổ đông thông qua tại ĐHCĐ diễn ra ngày 27/5/2020 ở mức 4.068 tỷ đồng, tăng 5% so với năm trước. Trong quý 1/2020, TP.HCM đã thu về trên 1.100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Năm 2020, SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận hơn 8%, đạt 1.506 tỷ đồng trước thuế. 

Dịch Covid-19 bùng phát và lên đỉnh điểm từ tháng 3/2020 trên phạm vi toàn cầu, làm đảo lộn kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp, người dân. Vì vậy, các chỉ tiêu kế hoạch năm 2020 của ngân hàng cũng khó giữ được như dự kiến đưa ra đầu năm nay. 

Đồng thời, các nhà băng đang phải đẩy mạnh tái cơ cấu, giãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch, thận trọng giải ngân mới để kiểm soát rủi ro nợ xấu, tránh dự phòng rủi ro gia tăng khiến lợi nhuận bị "ăn" mòn. 




Nợ xấu tăng “song hành” với lợi nhuận ngân hàng
(ĐTCK) Các ngân hàng đang dồn dập báo cáo số lãi rất tích cực trong 9 tháng đầu năm, nhưng nhìn sâu vào các bản báo cáo tài chính, có thể thấy một...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư