-
Lợi nhuận quý IV2024 của Sacombank tăng 68% -
Agribank tham gia hai dự án lớn về tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu -
Kinh doanh tích cực, TPBank được kỳ vọng tăng trưởng cao -
Thẻ Eximbank: Chìa khóa mở ra trải nghiệm độc đáo tại HOZO 2024 -
Chỉ số DXY vượt mốc 108 điểm, tỷ giá tăng áp lực -
USD neo cao trên đỉnh 13 tháng, giá vàng trồi sụt mạnh
Tín dụng trung, dài hạn giảm vì yêu cầu vốn tăng lên
Bắt đầu từ cuối năm ngoái, các ngân hàng phải giảm tỷ lệ tối đa sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn xuống 30%, thay vì mức 34% trước đó. Quy định này tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Ngân hàng SHB cho hay, tính tới giữa tháng 6/2024, tín dụng của ngân hàng này chỉ tăng hơn 2,5%. “Một trong những nguyên nhân khiến tín dụng tăng chậm là do quy định giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn. Với quy định này, để tài trợ cho các dự án, chúng tôi phải thu xếp nhiều vốn hơn trước”, đại diện SHB cho biết.
Trong khi đó, phía Vietcombank cũng cho hay, tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng này giảm suốt năm 2023 và chỉ tăng trở lại ở mức 0,39% trong 5 tháng đầu năm nay.
Ngân hàng Nhà nước quy định các ngân hàng phải đáp ứng một số tỷ lệ an toàn tài chính. Theo đó, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là dưới 30%, tỷ lệ cho vay/tổng huy động vốn là dưới 85%, Hệ số An toàn vốn phải trên 8%...
Vài năm gần đây, lãi suất tiết kiệm thấp khiến huy động tiền gửi trung, dài hạn của các ngân hàng chậm lại. Do đó, để đáp ứng các quy định về tỷ lệ an toàn vốn, các ngân hàng cấp tập phát hành trái phiếu dài hạn để bổ sung vốn cấp 2. Năm 2023, các ngân hàng phát hành tổng cộng 196.000 tỷ đồng trái phiếu, trong đó trái phiếu tăng vốn cấp 2 đóng góp 35% tổng giá trị phát hành. Tính đến cuối năm 2023, có 72% trái phiếu tăng vốn cấp 2 đang lưu hành được phát hành bởi các ngân hàng quốc doanh.
Từ đầu năm đến nay, các ngân hàng đã phát gần 80.000 tỷ đồng trái phiếu, chiếm 64% tổng giá trị trái phiếu phát hành.
“Sở dĩ các ngân hàng đẩy mạnh phát hành trái phiếu trở lại là nhằm tăng vốn cấp 2 để đáp ứng chuẩn Basel II và Basel III”, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng nhận định.
Làn sóng phát hành trái phiếu của ngân hàng sẽ còn kéo dài
Theo các chuyên gia phân tích FiinRatings, nhu cầu tín dụng nửa cuối năm nay sẽ tăng, để đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng sẽ cần củng cố nguồn vốn trung và dài hạn, trong đó bao gồm hình thức phát hành trái phiếu để tăng vốn cấp 2. Do đó, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng sẽ bận rộn hơn trong thời gian tới.
VIS Ratings cũng dự báo, khối ngân hàng sẽ tiếp tục tăng mạnh phát hành trái phiếu trong năm 2024. Quy định chặt chẽ hơn về tỷ lệ vốn giải ngân cho vay trung và dài hạn sẽ thúc đẩy ngân hàng phát hành trái phiếu nhiều hơn để bổ sung cơ cấu nguồn vốn dài hạn. Đồng thời, trong môi trường lãi suất thấp, ngân hàng sẽ có động lực để mua lại và phát hành trái phiếu có lãi suất hấp dẫn hơn.
So với phát hành cổ phần để tăng vốn, thì việc phát hành trái phiếu dài hạn để huy động vốn cấp 2 đơn giản hơn rất nhiều. Trái phiếu cũng có kỳ hạn dài hơn các nguồn vốn thị trường khác như vay liên ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi, từ đó giảm khả năng dễ bị tổn thương trước rủi ro tái cấp vốn và rủi ro thanh khoản. Chưa kể, với các ngân hàng đang gặp vấn đề về rủi ro tài sản hoặc không thể huy động vốn cổ phần mới, thì phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 là lựa chọn lý tưởng nhất.
Theo quy định hiện hành, giá trị mệnh giá trái phiếu tăng vốn cấp 2 đang lưu hành được ghi nhận vào vốn tự có sẽ bị khấu trừ 20% mỗi năm trong 5 năm cuối của kỳ hạn trái phiếu. Ngân hàng dồn dập phát hành trái phiếu gần đây một phần là để thay thế những trái phiếu đang bị khấu trừ hoặc bị mua lại sớm và để bù đắp sự tăng trưởng của tài sản có trọng số rủi ro.
“Chúng tôi kỳ vọng, ngành ngân hàng sẽ phát hành hơn 283.000 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn cấp 2 trong 3 năm tới. Phần lớn trái phiếu tăng vốn cấp 2 mới sẽ do các ngân hàng quốc doanh phát hành. Trong 3 năm tới, dự báo gần 55% trái phiếu tăng vốn cấp 2 mới sẽ được phát hành bởi nhóm ngân hàng quốc doanh do trái phiếu tăng vốn cấp 2 đang lưu hành của các ngân hàng này bị giảm đáng kể do bị khấu trừ. Một vài ngân hàng tư nhân nhỏ có khả năng sinh lời yếu sẽ phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 để hỗ trợ 3-4% tỷ lệ an toàn vốn. Ngoài ra, một số ngân hàng tư nhân quy mô vừa và lớn sẽ sử dụng trái phiếu tăng vốn cấp 2 để hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao”, ông Nguyễn Đức Huy, chuyên viên phân tích VIS Ratings nhận định.
Ngoài phát hành trái phiếu riêng lẻ, dự đoán, các ngân hàng cũng sẽ tăng phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động vốn. Hiện nay, đa phần trái phiếu tăng vốn cấp 2 phát hành đại chúng của ngân hàng được nhà đầu tư cá nhân nắm giữ. Nhu cầu đầu tư trái phiếu của nhà đầu tư vẫn ở mức cao do lãi suất tiết kiệm đang ở mức thấp và trái phiếu ngân hàng có tính an toàn cao (chưa có trường hợp trái phiếu ngân hàng nào bị chậm trả gốc, lãi).
-
Thẻ Eximbank: Chìa khóa mở ra trải nghiệm độc đáo tại HOZO 2024 -
Cơ hội vay vốn tiền tỷ với lãi suất từ 0% dành riêng cho các chủ shop -
Chỉ số DXY vượt mốc 108 điểm, tỷ giá tăng áp lực -
USD neo cao trên đỉnh 13 tháng, giá vàng trồi sụt mạnh -
Sacombank tích cực triển khai các giải pháp thanh toán không tiền mặt cho giao thông xanh TP.HCM -
Ngân hàng đối mặt với rủi ro công nghệ -
Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022, 2023
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up