
-
Giao thông vận tải xanh: Giải pháp cắt giảm phát thải khí nhà kính
-
Tầm nhìn mới đưa nông, lâm sản Tây Bắc cất cánh
-
Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon rừng
-
Nỗ lực giảm phát thải trong ngành nông nghiệp
-
Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về làm mát bền vững, giảm phát thải khí nhà kính -
Thời điểm tăng tốc thực hành ESG của doanh nghiệp
Thời điểm lũ lụt dâng cao nhất ở miền Trung, những cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội không một ngày ngừng nghỉ, vừa lo bảo quản tài sản của đơn vị an toàn, vừa bám sát cơ sở nắm tình hình thiệt hại, kịp thời báo cáo để có biện pháp hỗ trợ bà con tái sản xuất sau lũ, chung tay cùng cả nước cứu trợ người dân.
![]() |
Những chuyến hàng hỗ trợ từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã tới với người dân chịu ảnh hưởng bão lũ ở tỉnh Quảng Bình. |
Cũng như người dân ở vùng lũ, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Bình và các cán bộ cũng chịu thiệt hại nặng nề do mưa lũ. Thời điểm cao nhất, có tới 80% nhà ở của cán bộ và thân nhân cán bộ bị ngập lụt. Nhiều cán bộ, nhân viên Ngân hàng sống trong cảnh bị nước lũ cô lập, không thể đi được đến chỗ làm và thiệt hại đến nay vẫn chưa thống kê được.
Tại Quảng Bình, thời điểm ngày 19/10, cả tỉnh có 1 thành phố và 7 huyện, thị xã, thì có đến 3 đơn vị hành chính là Ba Đồn, Lệ Thủy và Quảng Ninh bị nước cô lập. Dù vậy, cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội vẫn quyết tâm đảm bảo công tác tránh lũ, bảo vệ tài sản đơn vị, trực 24/24h tại trụ sở và phòng giao dịch.
Với những địa bàn chưa bị nước lũ chia cắt hoàn toàn như Minh Hóa, Tuyên Hóa..., các phòng giao dịch huyện vẫn cử cán bộ đến làm việc, đảm bảo mọi hoạt động thanh toán, chuyển tiền và các tác nghiệp trên chương trình online được thực hiện bình thường. Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng hoạt động giao dịch trở lại ở những nơi nước rút để kịp thời hỗ trợ vốn, giúp người dân không bị gián đoạn sản xuất.
Ngoài ra, cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội còn liên tục hỗ trợ người dân vùng khó khăn, như hỗ trợ 500 suất cơm cho bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba và Bệnh viện Y học dân tộc; vận chuyển các nhu yếu phẩm kịp thời đến Hải Ninh, Tuyên Hóa, Lệ Thủy… hỗ trợ người dân vẫn đang bị cô lập trong nước lũ.
Tại Hà Tĩnh, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lưu Văn Minh không quản khó khăn, tự mình chèo thuyền đưa nhu yếu phẩm đến tận tay người dân vùng lũ, động viên, chia sẻ với bà con vượt qua trong gian khó. Ở một số tuyến khác, các anh chị trong chi nhánh cùng đi thuyền máy, tiếp cận những người dân xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên hay phường Văn Yên, TP. Hà Tĩnh để đưa đến tận tay người dân vùng rốn lũ những thùng mì tôm, những chai nước suối, những bịch nến, hay những bịch cá khô, giúp người dân nơi đây cầm cự giữa tâm lũ đói rét.
Tính đến nay, đã có hơn 300 thùng mỳ tôm, 50 thùng nước uống, 30 thùng sữa tươi, 250 bịch xúc xích, nhiều thùng bánh mỳ, hàng trăm bịch nến, cùng nhiều nhu yếu phẩm khác, với tổng số tiền khoảng 100 triệu đồng, được chuyển đến bà con vùng lũ. Những món quà ấy càng thêm quý khi phần lớn là từ các cán bộ tại các chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội trên toàn quốc... đã quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt chia sẻ cùng đồng bào quê hương. Vì vậy, cán bộ chi nhánh Hà Tĩnh càng không quản công tiếp cận các vùng bị cô lập bằng nhiều cách thức như xuồng, ca nô, ghe..., đưa đến tận tay người dân vùng lũ tại xã Cẩm Thành, Cẩm Thạch, Cẩm Vịnh (huyện Cẩm Xuyên); xã Tân Lâm Hương (huyện Thạch Hà).
Trước đó, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đã chủ động cử các đoàn công tác kịp thời đến thăm hỏi, chia sẻ, động viên và tặng quà hỗ trợ đồng bào các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình và Quảng Trị, với tổng số tiền 1,4 tỷ đồng. Ngân hàng đã đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ mất mát với 31 hộ gia đình có người thân bị mất do mưa lũ và trao tổng số tiền hỗ trợ 93 triệu đồng; thăm hỏi và trao 65 triệu đồng cho 13 gia đình liệt sĩ thuộc Quân khu 4 và tỉnh Thừa Thiên Huế hy sinh trên đường đi cứu nạn tại Thủy điện Rào Trăng 3 thuộc huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) vào đêm 13/10/2020.
Hiện nay, các đơn vị và cá nhân trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục chuyển tiền về Công đoàn các tỉnh miền Trung để tham gia hỗ trợ người dân vùng lũ lụt. Cùng với đó, Công đoàn Ngân hàng cũng đã phát động ủng hộ tối thiểu 1 ngày lương trên toàn hệ thống hỗ trợ đồng bào các tỉnh miền Trung.
Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội, ông Dương Quyết Thắng cho biết, với trách nhiệm của một ngân hàng dành cho người nghèo, người yếu thế, Ngân hàng Chính sách xã hội luôn đồng hành ủng hộ cho người dân các tỉnh miền Trung trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, góp phần giúp người dân vươn lên trong cuộc sống. Thời gian tới, Ngân hàng sẽ rà soát, thống kê thiệt hại do mưa bão gây ra để có những hỗ trợ nhất định, đồng thời bổ sung nguồn vốn để người dân vay vốn kịp thời khắc phục bão lũ.

-
Thời điểm tăng tốc thực hành ESG của doanh nghiệp -
Tín chỉ carbon: Cuộc chơi mới của nền kinh tế xanh Việt Nam -
Hioki thành lập chi nhánh tại Việt Nam, đồng hành cùng mục tiêu trung hòa carbon -
Ngân sách hoạt động cơ quan về khí hậu của Liên hợp quốc được điều chỉnh tăng thêm 10% -
Số hóa: Đòn bẩy chiến lược cho doanh nghiệp Việt trong hành trình chuyển đổi xanh -
Đông Nam bộ tăng tốc phát triển khu công nghiệp sinh thái -
Thúc đẩy tiêu chuẩn hóa hệ thống lưu trữ năng lượng phục vụ phát triển xanh bền vững
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới