-
Quảng Ninh: 725 tỷ đồng giải ngân hỗ trợ 9.014 khách hàng vay khắc phục hậu quả sau bão số 3 -
PVcomBank ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp -
Ngân hàng NCB giải bài toán vốn trung hạn cho doanh nghiệp -
Sức khỏe USD giảm, vàng vẫn khó tăng -
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần
Lấy dẫn chứng từ ngân hàng Mỹ, Ts. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng cho rằng, ở Việt Nam, khách hàng của các ngân hàng chịu quá nhiều loại phí.
“Ở bên Mỹ, phát hành thẻ ATM hay muốn sao kê tài khoản, khách hàng không mất khoản phí nào cả, bởi khi khách hàng sử dụng dịch vụ và gửi tiền vào tài khoản thì ngân hàng cấp thẻ cho họ là đương nhiên. Trong khi, với ngân hàng Việt Nam có quá nhiều loại phí: mở thẻ, sao kê thẻ, sử dụng thẻ… đều mất phí. Đây chính là một trong những yếu tố gây trở ngại đến thanh toán không dùng tiền mặt”.
Thực tế tại Viettel Post, thanh toán không dùng tiền mặt có cải thiện song vẫn còn rất chậm, đa phần đơn hàng vận chuyển của công ty này đều dưới hình thức nhận hàng trả tiền (COD). Ông Đinh Thanh Sơn, Phó tổng giám đốc Viettel Post cho hay, theo phản ánh của khách hàng, nguyên nhân lớn nhất khiến họ ngại ngần thanh toán không dùng tiền mặt chính là mất thêm phí chuyển khoản liên ngân hàng. Chính vì vậy, ông Sơn kỳ vọng, các ngân hàng thương mại giảm thêm phí để khuyến khích người dân đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.
Tuy nhiên, phản pháo lại ý kiến này, ông Nguyễn Chiến Thắng, Giám đốc Trung tâm Ngân hàng số BIDV khẳng định, việc thu phí của các ngân hàng Việt Nam không hề cao.
“Tôi thừa nhận, ngân hàng Việt Nam phụ thuộc nhiều vào công nghệ cũ, chưa đủ thông minh, khiến người dùng cảm giác bị tận thu, song thực tế, thu phí của ngân hàng chỉ mới đủ bù đắp chi phí, chưa có lợi nhuận. Ví dụ, với một giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng, chúng tôi phải gửi 3 tin nhắn cho khách hàng, đồng nghĩa phải trả 2.700 đồng/giao dịch cho nhà mạng, cộng thêm trả 2.500 đồng/giao dịch cho Napas, như vậy tổng chi phí đã lên tới trên 5.000 đồng/giao dịch. Thời gian tới, các ngân hàng sẽ cần phải cải thiện vấn đề này", ông Thắng khẳng định.
Đại diện Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cũng cho rằng, thời gian qua, các ngân hàng thương mại đã giảm mạnh các loại phí để hỗ trợ khách hàng. Do đó, nói ngân hàng Việt thu quá nhiều phí là hơi "oan" nếu so với mặt bằng thế giới.
Cụ thể, ngân hàng ở nước ngoài thu phí không ít, song lại có cách tính thông minh, khiến người tiêu dùng dễ chịu, ví dụ như đưa ra nhiều mức thu khác nhau tùy mức số dư trong tài khoản, mỗi loại giao dịch lại có mức phí khác nhau… nhìn ở mặt tích cực là nhiều ngân hàng đã đưa ra chính sách miễn, giảm phí cho người dùng (nhất là phí chuyển tiền liên ngân hàng đã được nhiều nhà băng đưa về 0%. Việc này không chi có lợi cho khách hàng mà còn giúp ngân hàng có thêm nguồn tiền gửi nhàn rỗi giá rẻ…
-
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần -
HDBank triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường kiện toàn nhân sự cấp cao -
Tặng đến 1 triệu đồng khi nhận kiều hối qua thẻ Sacombank Visa -
Lỗ hổng trong thẩm định hồ sơ mở thẻ tín dụng -
KBank dẫn đầu với danh hiệu "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Thái Lan" 15 năm liên tiếp -
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử