-
Ông Nguyễn Mạnh Hùng trở thành tân Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Xây dựng Việt Nam -
Ngân hàng không dám đặt mục tiêu tăng trưởng cao -
Ông Vũ Văn Tiền rời Hội đồng quản trị ABBank -
VPBank sẽ góp vốn vào GPBank sau khi nhận chuyển giao bắt buộc -
Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank -
Kiều hối về TP.HCM đạt 9,6 tỷ USD, chiếm lệ 60% lượng kiều hối cả nước
Ly kỳ chuyện đòi nợ
Ngày 21/9, hàng chục nhân viên của Công ty bảo vệ ABBA (công ty con của Ngân hàng ABBank) đã tiến hành niêm phong tài sản của Công ty cổ phần Thủy sản Minh Hiếu (Bạc Liêu), sau khi giám đốc của doanh nghiệp này bị bắt giữ để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Bạc Liêu.
Phía ABBank cho hay, Công ty Minh Hiếu đã vay một khoản tiền lớn của ABBank, nhưng nhiều năm không trả. Bên cạnh đó, Công ty còn cố tình vi phạm, không bàn giao các tài sản đã thế chấp cho Ngân hàng theo hợp đồng chuyển nhượng tài sản đã ký. Do vậy, Ngân hàng buộc phải thực hiện các điều khoản của hợp đồng, phối hợp với các cơ quan chức năng, phong tỏa tài sản để bảo vệ quyền lợi và tài sản hợp pháp của mình.
. |
Không chỉ ABBank, thời gian qua, rất nhiều ngân hàng bó tay, bất lực trước sự chây ỳ của con nợ, nên buộc phải sử dụng các biện pháp mạnh để đòi nợ.
Ngân hàng có đòi nợ đúng cách?
Hiện nay, ngân hàng than trời vì nhiều con nợ chây ỳ không chịu trả nợ. Thế nhưng, nếu ngân hàng đòi nợ theo kiểu “cưỡng ép”, lại gây ra cái nhìn phản cảm trong xã hội. Nhiều ngân hàng sau khi cử nhân viên đòi nợ đến niêm phong tài sản, còn bị con nợ kiện ngược. Vậy ngân hàng đòi nợ theo cách trên có đúng luật?
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, Phó tổng giám đốc một ngân hàng TMCP cho biết, ngân hàng ông đã từng áp dụng cách đòi nợ như trên với các con nợ chây ỳ. Việc đòi nợ như vậy là hợp pháp, căn cứ theo Bộ luật Dân sự năm 2005, Nghị định 163/2006/NĐ-CP và hợp đồng ký kết giữa hai bên.
Cụ thể, Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định, tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Bên cạnh đó, bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản theo thông báo của người này. “Nếu hết thời hạn ấn định mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản, thì người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản để xử lý hoặc yêu cầu tòa án giải quyết”.
Ngoài ra, trong hợp đồng thế chấp tài sản, khách hàng thường phải cam kết nếu không trả nợ đúng hạn thì sẽ phải bàn giao tài sản cho ngân hàng.
Mặc dù quy định đã rõ, song thực tế, việc các tổ chức tín dụng “bắt nợ”, thu giữ tài sản, thường bị con nợ chống đối quyết liệt, thậm chí còn bị dư luận lên án.
Liên quan vấn đề này, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật BASICO cho rằng, việc thu giữ và xử lý tài sản cầm cố đã được quy định rõ trong pháp luật. “Công chúng và người có nghĩa vụ phản ứng là do nhiều khi chưa hiểu rõ quy định của pháp luật về quyền của chủ nợ có bảo đảm. Hoạt động thu giữ tài sản bảo đảm là một hoạt động hợp pháp, được pháp luật cho phép, nhưng lại thường trái ý muốn của chủ sở hữu và người nắm giữ tài sản bảo đảm. Do đó, trên thực tế, có thể xảy ra nhiều trường hợp các tổ chức tín dụng không nhận được sự đồng tình, hợp tác, thậm chí còn bị chống đối, phản ứng dữ dội của người đang giữ tài sản bảo đảm”.
Được biết, Nghị định 163/2006/NĐ-CP cũng quy định rõ, trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm (con nợ) có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì người xử lý tài sản bảo đảm (ở đây là ngân hàng) có quyền yêu cầu UBND dân xã, phường, thị trấn và cơ quan công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm.
Tuy nhiên, trên thực tế, do yếu tố nhạy cảm mà việc đòi nợ của các ngân hàng vẫn hết sức khó khăn.
-
ĐẶNG ĐÌNH CHIẾN 15:01 | 26-09-2016Với chức năng TCTD vừa là người đi vay vừa là người cho vay: Như vậy TCTD vay ai? Vay của dân, mà của dân là chủ yếu. Cho ai vay? Cho tất cả các thành phần trong nền kinh tế, vay để làm gì? Vay để sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu đời sống. Vậy thì tại sao TCTD thu hồi tài sản của khách hàng chây ì mà người dân không ủng hộ. Hỏi thử ai vay cũng quá hạn, cũng chây ì thì lấy tiền đâu mà trả cho dân? Theo tôi tiền của dân thì dân ủng hộ TCTD để NH thu lại tiền chi trả cho dân......................0 thích
-
VPBank sẽ góp vốn vào GPBank sau khi nhận chuyển giao bắt buộc -
Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank -
Kiều hối về TP.HCM đạt 9,6 tỷ USD, chiếm lệ 60% lượng kiều hối cả nước -
Nhiều nhà băng đạt lợi nhuận “khủng” trong năm 2024 -
Chuyên gia quản lý tài sản gợi ý kênh đầu tư năm 2025 khi GDP đặt mục tiêu tăng trên 8% -
CB chuyển giao, Chủ tịch Nguyễn Văn Tuân trở lại làm Phó tổng giám đốc Vietcombank -
Vietcombank sẽ tăng vốn điều lệ lên 83.557 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land