Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 17 tháng 01 năm 2025,
Ngân hàng nào có giá trị thương hiệu tăng mạnh nhất Việt Nam?
H.H - 21/02/2018 11:11
 
Brand Finance vừa công bố Báo cáo xếp hạng "Top 500 Thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất thế giới năm 2018". Tại Việt Nam, VietinBank là ngân hàng có tỷ lệ phần trăm tăng trưởng mạnh nhất về giá trị thương hiệu. Theo đó, giá trị thương hiệu của VietinBank đã tăng thêm 51,3%, nhảy vọt từ 252 triệu USD lên 381 triệu USD.
VietinBank là ngân hàng có giá trị thương hiệu tăng mạnh trong năm qua
VietinBank là ngân hàng có giá trị thương hiệu tăng mạnh trong năm qua, từ 252 triệu USD lên 381 triệu USD

Giá trị thương hiệu của VietinBank "nhảy vọt" lên 381 triệu USD

Theo Báo cáo xếp hạng của Brand Finance, VietinBank lần thứ 2 lọt vào Top 400 Thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất thế giới với sức mạnh thương hiệu và giá trị thương hiệu đều tăng mạnh. VietinBank đã thăng hạng ngoạn mục 98 bậc chỉ trong 1 năm, xếp hạng 310. Đây là thứ hạng cao nhất trong số các ngân hàng Việt Nam được xếp hạng. Đặc biệt, cũng theo bảng xếp hạng này, VietinBank đứng thứ 3 trong Top 10 Ngân hàng thăng hạng mạnh nhất Top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất toàn cầu năm 2018.

Còn trong khu vực, VietinBank đứng vị trí 24 trong bảng xếp hạng các ngân hàng ASEAN của Brand Finance. Kết quả này đã đưa VietinBank trở thành ngân hàng có sự thay đổi thứ bậc nhiều nhất tại châu Á và ASEAN.

Đặc biệt tại Việt Nam, VietinBank cũng là ngân hàng có tỷ lệ % tăng trưởng mạnh nhất về giá trị thương hiệu. Theo đó, giá trị thương hiệu của VietinBank đã tăng thêm 51,3%, nhảy vọt từ 252 triệu USD lên 381 triệu USD; chỉ số sức mạnh thương hiệu (BSI) cũng tăng từ A+ lên AA-. Điều này chứng minh cho khả năng cạnh tranh của VietinBank so với các ngân hàng Việt Nam.

Với những bước tiến ngoạn mục từ 408 năm 2017 lên vị trí 310, VietinBank đang chứng tỏ quyết tâm tiến gần hơn thử thách mới. Với việc đánh giá cao vai trò của thương hiệu và gắn liền chiến lược thương hiệu với chiến lược kinh doanh, VietinBank đang nỗ lực để xây dựng hình ảnh thương hiệu: Gần gũi, Hiểu biết, Tận tâm trong cảm nhận của khách hàng, cũng như khẳng định vị trí trên trường quốc tế, tìm kiếm cơ hội dẫn đầu và gia nhập các nhóm thương hiệu mạnh của khu vực.

VietinBank - ngân hàng của những giải thưởng lớn

Năm qua, VietinBank cũng liên tiếp nhận được nhiều giải thưởng uy tín như: 6 năm liên tiếp được Forbes xếp hạng trong Top 2000 Doanh nghiệp lớn nhất thế giới; Top 1.000 Ngân hàng toàn cầu của The Banker; Top dẫn đầu Thương hiệu mạnh Việt Nam cùng nhiều giải thưởng uy tín cho các mảng hoạt động kinh doanh.

Cũng trong năm 2017, VietinBank tiếp tục duy trì và cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm cũng như triển vọng phát triển theo đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế. Trong khi Fitch Ratings điều chỉnh triển vọng Xếp hạng nhà phát hành dài hạn (IDR) của VietinBank từ “Ổn định” lên “Tích cực” thì S&P đánh giá cao VietinBank với mức xếp hạng tín nhiệm bằng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

Năm 2016, khi đánh giá về VietinBank, ông Samir Dixit - Giám đốc Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Brand Finance nhận định: “Thử thách tiếp theo là lọt vào Top 300 chắc chắn là một nhiệm vụ không dễ dàng, đòi hỏi sự tập trung mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa của VietinBank vào việc tăng cường sức mạnh thương hiệu, bên cạnh tăng trưởng về lợi nhuận”.

Đến nay, VietinBank là ngân hàng Việt Nam duy nhất từ năm 2012 đã lọt Top 500 Thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất thế giới. Với 6 lần góp mặt trong Bảng xếp hạng uy tín này, VietinBank đã chứng minh được giá trị thương hiệu, khả năng phát triển ổn định, bền vững, hiệu quả.

Năm 2017, VietinBank đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ Đại hội đồng cổ đông giao với các chỉ tiêu: Tổng tài sản hợp nhất VietinBank đạt 1,1 triệu tỷ đồng, tăng 15,3%, hoàn thành vượt kế hoạch; Dư nợ tín dụng đạt 839 nghìn tỷ đồng, tăng 18%, hoàn thành kế hoạch; Tổng nguồn vốn đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 16%, vượt kế hoạch; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 9.206 tỷ đồng, vượt kế hoạch.
Đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II, 3 "ông lớn" Vietcombank, VietinBank, BIDV lấy đâu ra tiền?
Tăng vốn tự có luôn là áp lực của các tổ chức tín dụng thời gian qua, nhằm bảo đảm yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo Basel II...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư