
-
Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu
-
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng”
-
Chubb Life mở rộng chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng
-
Đã có 26 ngân hàng giảm lãi suất, có ngân hàng giảm 7 lần trong1 tháng
-
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng -
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái
![]() |
Các ngân hàng, nhất là những ngân hàng sớm cạn room tín dụng, đang chờ năm tài chính 2019 kết thúc để bắt đầu mở rộng cho vay. |
Cạn room trong mùa cao điểm
OCB, VIB, TPBank, Techcombank... là những ngân hàng sớm cạn room tín dụng trong 3 quý đầu năm 2019. Trong đó, OCB, VIB đặt mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng cả năm nay lần lượt ở mức 30% và 35%, nhưng chỉ được cấp hơn phân nửa.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB cho hay, Ngân hàng đã sử dụng hết room tín dụng được cấp đầu năm và đến hết quý II/2019, đã đạt mức tăng trưởng dư nợ 20%. OCB đã trình xin NHNN nới room, song đến nay chưa được chấp thuận. Vì thế, Ngân hàng nỗ lực thu hồi nợ xấu và cho vay ngắn hạn, đẩy mạnh vốn cho khách hàng vay tiêu dùng trong mùa cao điểm cuối năm.
Cả năm 2019, NHNN mới chấp thuận tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho ACB từ 13% lên 17%, VPBank từ 12% lên 16%, Techcombank từ 13% lên 17%, MB từ 13% lên 17%. Nhiều ngân hàng khác đã hoàn tất chuẩn Basel II là Vietcombank, VIB, OCB, TPBank và MSB, song đến nay chưa có thông tin nới room.
Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng các tháng cuối năm 2019 của Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cũng chỉ ra rằng, các ngân hàng có xu hướng kiểm soát tín dụng, hướng đến tăng trưởng bền vững. Cơ cấu cho vay của ngành ngân hàng trong nửa đầu năm nay, theo số liệu của NHNN, vẫn tập trung chủ yếu vào nông nghiệp và xây dựng (tăng 9,1%), công nghiệp và xây dựng (tăng 29,5%), thương mại (tăng 21,9%) - các lĩnh vực được ưu tiên cho vay của Chính phủ.
Về triển vọng cuối năm 2019, BSC đánh giá, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống có thể sẽ đạt 12-13%, chủ yếu do nhu cầu tín dụng giảm ở nhiều ngành nghề kinh doanh đang gặp khó khăn (bất động sản, thép...), nhu cầu tín dụng mảng khách hàng cá nhân có thể bị ảnh hưởng do nền kinh tế đang giảm tốc.
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính, ngân hàng cho rằng, khả năng tăng trưởng tín dụng năm 2019 là hơn 13%.
Ngóng room mới
Các ngân hàng, nhất là những ngân hàng sớm cạn room tín dụng, đang chờ năm tài chính 2019 kết thúc để bắt đầu mở rộng cho vay. Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần có vốn trên 3.500 tỷ đồng ở TP.HCM cho hay, những ngày đầu năm 2020 cũng nằm trong mùa kinh doanh cao điểm trước Tết Nguyên đán, nên Ngân hàng sẽ có cơ hội đẩy mạnh vốn lưu động ngắn hạn cho doanh nghiệp, tiêu dùng cho cá nhân, vay mua nhà...


“Trong năm qua, room tín dụng của chúng tôi chỉ trên 10%, nên đến hết quý III/2019 đã cạn”, vị tổng giám đốc trên nói và cho rằng, với ngân hàng Việt Nam, hoạt động chủ lực đem lại doanh thu và lợi nhuận cao nhất vẫn là tín dụng. Khi tín dụng tăng trưởng và có dư địa cho vay, ngân hàng mới có thể phát triển mảng dịch vụ.
Ngay cả các ngân hàng đang trong quá trình đẩy mạnh tái cơ cấu như Sacombank, SCB, Saigonbank... bên cạnh nỗ lực xử lý nợ xấu, vẫn đẩy mạnh tín dụng. Năm 2019, Sacombank được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng 7%, nhưng đến tháng 7/2019 đã cạn room khi dư nợ đạt 280.555 tỷ đồng.
Ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank cho biết, năm 2019, Sacombank mong muốn hạn mức được cấp là 19%, sau khi NHNN chấp thuận cho Ngân hàng được hỗ trợ các quỹ tín dụng nhân dân. Thế nhưng, room tín dụng nhà băng này khó nới trong bối cảnh ngành kiểm soát mục tiêu tín dụng 14% năm nay. Vì vậy, Sacombank và các ngân hàng nói chung đang chờ room mới đầu năm 2020.
Theo TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, việc giảm mục tiêu tăng trưởng tín dụng là phù hợp với chủ trương “nắn” dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát vốn ngân hàng ở lĩnh vực bất động sản.
Khảo sát mới đây của NHNN cho thấy, các tổ chức tín dụng đã giảm kỳ vọng tăng trưởng huy động và tín dụng trong quý IV/2019. Cụ thể, huy động vốn toàn hệ thống tổ chức tín dụng được kỳ vọng tăng bình quân 4,39% trong quý IV/2019 và tăng 13,06% trong năm 2019, giảm 0,42% so với mức kỳ vọng tại kỳ điều tra trước, nhưng cao hơn mức tăng thực tế 12,45% của năm 2018.
Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được kỳ vọng tăng 4,85% trong quý IV/2019 và tăng 13,61% trong năm 2019, gần sát mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành năm 2019. Mức này đã điều chỉnh giảm 0,72% so với bình quân kỳ vọng 14,33% ghi nhận tại kỳ điều tra trước (thấp hơn mức tăng thực tế 13,88% của năm 2018).

-
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng -
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 21.000 tỷ đồng trước thuế năm 2025 -
Agribank có tân Chủ tịch Hội đồng thành viên -
Quý I/2025: Nam A Bank thu về 1.214 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Chuyên gia Hội đồng Vàng thế giới khuyến nghị khi giá vàng vượt 3.000 USD/ounce -
Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam: Tỷ giá, tín dụng và lãi suất sẽ ra sao?
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort