
-
VietBank báo lãi quý I/2025 gấp 3,4 lần so với cùng kỳ nhờ thu nhập từ lãi tăng
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng
-
Giá vàng thế giới có phiên giảm thứ ba liên tiếp
-
Ông Nguyễn Cảnh Anh tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam -
"Mở lối tương lai": Sacombank đồng hành phát triển giao thông xanh, thông minh
![]() |
Hôm nay (10/10), Ngân hàng Nhà nước bất ngờ giảm giá mua vào USD, dù mức giảm không lớn (5 VND/1 USD) nhưng là tín hiệu cho thấy nhà điều hành đang tạo cung giá thấp hơn trần để bình ổn khi thị trường có biến động lớn. |
Theo biểu niêm yết do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố, mức giá mua vào USD của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước áp dụng cho ngày hôm nay (10/10) là 22.720 VND, giảm 5 VND so với mức áp dụng kể từ cuối tháng 6/2017 đến nay. Ngược lại, giá USD bán ra vẫn thấp hơn mức trần 20 VND, với 23.121 VND/1 USD.
Đây là mức hạ không lớn, nhưng là lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước có quyết định giảm giá mua vào USD, kể từ khi Việt Nam bắt đầu áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm từ đầu năm 2016, cũng như trong nhiều năm qua chỉ có xu hướng nâng giá mua vào.
Trước điều chỉnh trên, Ngân hàng Nhà nước đã ba lần nâng giá mua vào USD kể từ đầu năm 2017, lần lượt trong tháng 1, tháng 4 và tháng 6 vừa qua. Và qua những lần nâng giá mua này, Ngân hàng Nhà nước mua vào ngoại tệ để nâng dự trữ ngoại hối quốc gia lên mức kỷ lục khoảng 42 tỷ USD.
Hôm nay, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 22.467 VND, giảm tiếp 2 VND so với sáng qua. Đây là phiên thứ hai liên tiếp tỷ giá này được điều chỉnh giảm.
Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng được áp dụng hôm nay tiếp tục là 23.141 VND và tỷ giá sàn là 21.793 VND.
Trong khi đó, tỷ giá USD tại một số ngân hàng thương mại niêm yết sáng nay tiếp tục không có nhiều biến động. Điển hình tại Vietcombank và VietinBank, giá USD đang cùng niêm yết ở mức 22.690 VND - 22.760 VND; trong đó, VietinBank giảm 5 VND ở cả hai chiều còn Vietcombank không đổi so với giá khảo sát sáng qua.
Ở một diễn biến khác, Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo "Giảm hạn chế di cư lao động trong khối ASEAN sẽ tăng phúc lợi và tốc độ tăng trưởng".
Theo WB, hiện tượng di cư nội khối ASEAN đã tăng đáng kể trong giai đoạn 1995-2015 và đã biến Malaysia, Singapore, và Thái Lan trở thành trung tâm di cư trong khu vực với 6,5 triệu dân di cư, chiếm 96% tổng số lao động di cư trong khối.
Đáng chú ý là, trong năm 2015 các nước trong khối đã nhận được tổng cộng 62 tỉ USD kiều hối. Kiều hối chiếm 10% GDP tại Philippines, 7% tại Việt Nam, 5% tại Myanmar, và 3% tại Campuchia.
Đối tượng lao động tay nghề thấp và ít được thống kê trong khu vực sang các nước khác tìm kiếm cơ hội việc làm trong các ngành xây dựng, trồng trọt, làm việc tại gia. Các công việc được trả lương cao hơn cũng có nhưng người lao động thường không nắm bắt được các cơ hội này.

-
Ông Nguyễn Cảnh Anh tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2025 - 2030 -
Ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam -
"Mở lối tương lai": Sacombank đồng hành phát triển giao thông xanh, thông minh -
Eximbank ra mắt HĐQT nhiệm kỳ 2025 - 2030, dời trụ sở từ TP.HCM ra Hà Nội -
90 doanh nghiệp chậm trả gốc, lãi trái phiếu -
Lợi nhuận trước thuế quý I/2025 của ABBank tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ -
Vikki Digital Bank - kết nối nhịp sống số cùng TP.HCM rực rỡ đại lễ 50 năm
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025